Tìm ra thủ phạm chia cắt Anh và Pháp
Một dòng sông siêu lớn từ thời cổ đại đã gây nên sự dịch chuyển của nước Anh khỏi nước Pháp.
Biển Manche là một đoạn biển dài thuộc Đại Tây Dương xen giữa đảo Anh với bờ biển phía bắc của Pháp. Biển này dài 562 km, trong đó chỗ rộng nhất lên tới 240 km. Nhiều học giả từng đặt giả thuyết rằng trước kia Anh gắn liền với lục địa châu Âu và biển Manche chỉ là một dòng sông siêu lớn, song vì một lý do nào đó mà dòng sông phình to thành biển và đẩy Anh ra xa Pháp. Theo Daily Mail, người ta gọi dòng sông giả định ấy là Fleuve Manche (nghĩa là "sông siêu lớn" trong tiếng Pháp).
Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng dòng sông từng tồn tại trong giai đoạn mà trái đất đóng băng cách đây 450.000 năm. Nó hình thành khi một hồ băng lớn ở Biển Bắc (vùng biển ở phía bắc Đại Tây Dương) tràn bờ, tạo nên một trận lụt cực lớn khiến nước xâm nhập vào những tầng đá giữa Anh và Pháp.
Các chuyên gia địa lý của Đại học Cambridge (Anh) tiến hành phân tích nhiều mẫu trầm tích mà họ lấy được dưới đáy vịnh Biscay (nằm ở phía đông bắc Đại Tây Dương). Những mẫu trầm tích đó đã nằm yên dưới đáy vịnh vài nghìn năm.
Kết quả phân tích cho thấy Fleuve Manche tồn tại qua ba giai đoạn băng hà, trong đó giai đoạn cuối xảy ra cách đây từ 30.000 tới 90.000 năm. (Hai giai đoạn kia xuất hiện từ 160.000 và 450.000 năm trước).
Rất có thể trước kia biển Manche chỉ là một dòng sông siêu lớn. Ảnh: laurinswim.com.
Giáo sư Phil Gibbard, giảng viên khoa Địa lý của Đại học Cambridge, nói: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi nghiên cứu trầm tích trôi khỏi eo biển Manche và lắng xuống vịnh Biscay trong ba giai đoạn băng hà. Kết quả mà chúng tôi thu được chính là miếng ghép cuối cùng trong bức tranh hoàn chỉnh về những sự kiện đã tách nước Anh ra khỏi châu Âu và trở thành đảo”.
Daily Mail dẫn lời Gibbard cho biết, hồ băng ở Biển Bắc được hình thành giữa khối băng ở phía bắc và đất liền ở phía nam. Nhiều sông chảy vào hồ khiến nước thường xuyên tràn ra ngoài và gây nên lũ lụt. Trong hai trận lụt như vậy nước tràn tới tầng đá phấn (loại đá trầm tích mềm, tơi xốp, màu trắng). Do đá phấn mềm nên sự xâm nhập của nước khiến chúng bị cuốn trôi, tạo nên một rãnh dài và lớn dưới đáy biển Manche ngày nay. Rãnh đó tạo tiền đề cho sự hình thành của sông Fleuve Manche.
Trong ba giai đoạn băng hà, băng bao phủ phần lớn châu Âu. Do phần lớn nước sông Fleuve Manche biến thành băng nên mực nước của nó thấp đến nỗi người và động vật có thể đi từ Pháp sang Anh và ngược lại. Nhưng trong những giai đoạn nóng hơn, băng tan chảy khiến mực nước sông tăng lên. Fleuve Manche phình to thành biển khiến Anh tách khỏi châu Âu.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
