Tìm thấy bảng “trò chơi tử thần” cổ xưa của người Ai Cập cổ đại

Các nhà khảo cổ học vừa tìm thấy bằng chứng về một “trò chơi tử thần” của người Ai Cập cổ đại đã được sử dụng để liên lạc với người chết khoảng 3.500 năm trước.

Trò chơi, được gọi là senet, đã được chơi ở tất cả các cấp trong xã hội Ai Cập từ khi nó xuất hiện lần đầu tiên 5.000 năm trước cho đến khi nó không còn được ưa chuộng khoảng 2.500 năm sau đó.

Mới đây thậm chí một chuyên gia tin rằng ông đã phát hiện ra một bảng senet từ khi trò chơi mang một sắc thái tâm linh hơn, xa xưa hơn so với những gì từng được biết đến.

Tìm thấy bảng “trò chơi tử thần” cổ xưa của người Ai Cập cổ đại
Hình ảnh mô tả nữ hoàng Nefertiri đang chơi senet trong một tác phẩm nghệ thuật bên trong lăng mộ của bà.

Trước đó, các chuyên gia nghiên cứu về Ai Cập cổ đại tin rằng senet đã được chơi bởi hai người, mỗi người có năm con tốt được đặt trên một lưới gồm 30 ô vuông được xếp thành ba hàng 10. Sau đó, người chơi xúc xắc sẽ di chuyển những con tốt của họ, với mục tiêu là để có tất cả năm con tốt của mình đạt đến điểm "kết thúc" ở góc dưới bên phải của bảng.

Tuy nhiên, theo thời gian các văn bản Ai Cập được báo cáo đã bắt đầu mô tả trò chơi như mô tả sự chuyển động của linh hồn thông qua vương quốc Ai Cập của người chết.

Một bảng senet nằm trong Bảo tàng Ai Cập Rosicrucian có thể cho thấy sự tiến hóa này. Tấm bảng có biểu tượng chữ tượng hình trên một hình vuông để lấy nước, được các nhà khảo cổ tin rằng chỉ ra một hồ nước hoặc dòng sông mà người Ai Cập cảm thấy linh hồn gặp phải trong cuộc hành trình qua thế giới ngầm.

Jelmer Eerkens, nhà khảo cổ học tại Đại học California, Davis, cho rằng đó là một phát hiện hiếm hoi vì nó dường như ghi lại một sự thay đổi trong giai đoạn cuối. Khám phá mới có thể nắm bắt sự tiến hóa của cách sử dụng bảng trò chơi tử thần từ khi mới khai sinh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Xây nhà, rùng mình đào trúng 42 mộ cổ ngàn năm kỳ dị

Xây nhà, rùng mình đào trúng 42 mộ cổ ngàn năm kỳ dị

Một công trình xây nhà ở cho người hưu trí tại Anh đã biến thành công trường khảo cổ khi lần lượt quật phải 42 ngôi mộ cổ có thể có từ thế kỷ thứ 5-11.

Đăng ngày: 12/02/2020
Hóa thạch tiết lộ họ hàng của khủng long bạo chúa

Hóa thạch tiết lộ họ hàng của khủng long bạo chúa

Các nhà khoa học hôm 10/2 công bố phát hiện một loài bạo long chưa từng được biết đến sống tại đồng bằng Bắc Mỹ cách đây 80 triệu năm.

Đăng ngày: 11/02/2020
Cống La Mã vẫn có thể sử dụng sau 2.300 năm

Cống La Mã vẫn có thể sử dụng sau 2.300 năm

Hệ thống cống cổ đại dài hàng trăm mét ở trong tình trạng tốt đến mức có thể đưa vào sử dụng ngày nay để thoát nước mưa.

Đăng ngày: 10/02/2020
Bọ ngựa 30 triệu năm tuổi được bảo quản hoàn hảo trong mảnh hổ phách

Bọ ngựa 30 triệu năm tuổi được bảo quản hoàn hảo trong mảnh hổ phách

Hổ phách thường có nhiều màu khác nhau, nhưng màu phổ biến nhất là màu vàng nâu, chúng được xem là "bảo tàng lưu trữ" các loại côn trùng thời cổ đại với khả năng bảo quản gần như hoàn hảo.

Đăng ngày: 10/02/2020
Phát hiện đầu cá mập 330 triệu năm trong hang ở Mỹ

Phát hiện đầu cá mập 330 triệu năm trong hang ở Mỹ

Các nhà nghiên cứu đã không khỏi sửng sốt khi phát hiện những vết tích của đầu cá mập hóa thạch khổng lồ trong những bức vách trong hang tại Kentucky.

Đăng ngày: 09/02/2020
Hài cốt 10.000 năm tuổi trong hang động dưới biển

Hài cốt 10.000 năm tuổi trong hang động dưới biển

Bộ hài cốt thuộc về một phụ nữ 30 tuổi người Paleoindian, giúp hé lộ thông tin mới về những cư dân đầu tiên đến sống tại châu Mỹ.

Đăng ngày: 07/02/2020
Phát hiện hóa thạch thằn lằn biển 200 triệu năm tuổi

Phát hiện hóa thạch thằn lằn biển 200 triệu năm tuổi

Nhà địa chất học tìm thấy hóa thạch hoàn chỉnh nhất của một con thằn lằn biển mõm nhọn Gunakadeit joseeae ở Bắc Mỹ.

Đăng ngày: 06/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News