Tìm thấy bộ xương dơi lâu đời nhất thế giới lên tới 52 triệu năm
Bộ xương dơi được khai quật ở Green River Formation, tiểu bang Wyoming, Mỹ là bộ xương lâu đời nhất từng được ghi nhận và thuộc về loài dơi mới phát hiện Icaronycteris gunnelli. Phát hiện mới này đưa chúng ta đến gần hơn với việc khám phá ra tổ tiên của loài dơi.
Các nhà nghiên cứu tiết lộ, hai bộ xương dơi 52 triệu năm tuổi được bảo quản tuyệt đẹp được khai quật ở Wyoming là bộ xương lâu đời nhất từng được tìm thấy và thuộc về một loài chưa từng thấy trước đây.
Bộ xương dơi 52 triệu năm tuổi được bảo quản tuyệt đẹp.
Loài mới được phát hiện nhỏ hơn một chút so với loài dơi có họ hàng gần nhất được biết đến, Icaronycteris index, và có thể dễ dàng nằm gọn trong bàn tay con người với đôi cánh gập vào.
Tác giả chính Tim Rietbergen, nhà cổ sinh vật học và quản lý bộ sưu tập dơi tại Trung tâm Đa dạng sinh học Naturalis ở Leiden, Hà Lan, cho biết: “Khi tôi lần đầu tiên nhìn thấy bộ xương, tôi đã ngay lập tức thấy nó khác. Bởi vì chúng được tìm thấy thấp hơn trong các lớp trầm tích so với những con dơi hóa thạch khác, nên chúng đại diện cho những bộ xương lâu đời nhất".
Dơi lần đầu tiến hóa trong kỷ nguyên Eocene (56 triệu đến 36 triệu năm trước). Cho đến nay, bộ xương dơi lâu đời nhất được ghi nhận là di tích hóa thạch hơn 50 triệu năm tuổi của I. index và một loài nguyên thủy khác có tên là Onychonycteris finneyi, mà cả hai nhà cổ sinh vật học đã mô tả từ các trầm tích của hệ tầng sông Green.
Rietbergen cho biết: “Hệ tầng Green River là một trong những địa điểm mà chúng tôi tìm thấy những bộ xương được bảo quản tốt nhất".
Những phát hiện mới, được mô tả trong một nghiên cứu được công bố ngày 12/4 trên tạp chí PLOS One, đã kích hoạt một cuộc cải tổ trong việc phân loại các loài dơi sơ khai để đưa các loài mới phát hiện vào.
Bộ xương dơi mới được phát hiện thuộc về một loài Icaronycteris chưa từng thấy trước đây, mà họ đặt tên là I. gunnelli theo tên của nhà sinh vật học dơi quá cố Greg Gunnell.
Các bản quét chi tiết hóa thạch cho thấy I. gunnelli nặng chưa đến 28,9 gam, tương đương với khối lượng cơ thể của I. index.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Gặp điều kỳ quặc này, bạn có thể là "con lai" của loài người khác
Các nhà khoa học đã phát hiện thêm một khác biệt giữa những người Homo sapiens thuần chủng và những người có liên quan đến cuộc hôn phối dị chủng với một loài người khác tận 60.000 năm trước.

Nguyên nhân sốc khiến đế chế Maya bốc hơi: Cảnh báo về tận thế có thật
Một nhóm nghiên cứu đã kết hợp rất nhiều hồ sơ lịch sử với các phân tích mới về hài cốt người Maya trong thời kỳ cuối của đế chế, chỉ ra một dạng ngày tận thế mà chính chúng ta cũng có thể đối mặt trong tương lai.

Tháp đá nghìn tấn 3.500 năm chưa từng được dựng lên
Tháp đá đồ sộ nặng 1.168 tấn, cao khoảng 42m, có những vết nứt do một sự cố thời xưa và không thể dựng lên làm tượng đài.

Đi tìm nguồn gốc ngôn ngữ chung của một nửa dân số thế giới, trải khắp Á-Âu
Ngày nay, gần một nửa dân số thế giới nói ngôn ngữ Ấn-Âu như ngôn ngữ thứ nhất.
