Tìm thấy "cổng địa ngục" trong thần thoại
Các nhà khảo cổ Italy thông báo họ phát hiện hang Pluto, còn được gọi là "cổng địa ngục" trong thần thoại, ở phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong thần thoại La Mã và Hy Lạp, trần gian và địa ngục được kết nối với nhau bởi một cái hang. Người Hy Lạp gọi hang này là Ploutonion, còn trong ngôn ngữ Mỹ Latin nó được gọi là Plutonium. Tuy nhiên, giới truyền thông thường gọi nó là Pluto.
Nhiều tài liệu lịch sử chỉ ra rằng hang Pluto tọa lạc ở khu di sản thế giới Hierapolis thuộc vùng Phrygia - nay là thành phố Pamukkale, tỉnh Denizli thuộc Thổ Nhĩ Kỳ.
Hình minh họa hang Pluto tại thành phố Pamukkale,
tỉnh Denizli thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Discovery News)
Strabo, một nhà địa lý Hy Lạp từng sống từ năm 63 trước Công nguyên tới khoảng năm 24 sau Công nguyên, từng mô tả hang Pluto như sau: "Khí độc ở nơi đó dày đặc tới mức con người hầu như không thấy đáy của nó. Mọi động vật chết ngay tức thì khi chui vào hang. Tôi ném những con vẹt vào hang và thấy chúng tắt thở rồi rơi ngay lập tức".
Francesco D'Andria, giáo sư khảo cổ của Đại học Salento tại Italy, tuyên bố ông và các đồng nghiệp đã tìm ra hang Pluto tại Pamukkale, Discovery News đưa tin.
"Chúng tôi tìm ra hang Pluto bằng cách tái hiện dòng chảy của một suối nước nóng. Trên thực tế, những suối nước nóng ở Pamukkale đều bắt nguồn từ hang Pluto", D'Andria kể.
Nhóm chuyên gia khảo cổ cảm nhận được sự hiện diện của khí độc trong quá trình khai quật trong suốt hai năm. Vài con chim đã chết vì khí CO2 khi chúng tới gần hang. Họ thấy nhiều cột với những dòng chữ biểu thị sự dâng hiến cho Pluto và Kore - hai vị thần dưới địa ngục. Vết tích của một ngôi đền, một hồ nước và vài bậc thang phía trên hang cũng lộ diện. Tất cả những thứ mà nhóm nghiên cứu phát hiện đều trùng khớp với mô tả về "cổng địa ngục" trong các tài liệu cổ.
"Những người dân bình thường chỉ đứng trên các bậc thang phía trên hang để quan sát các nghi thức thần thánh. Chỉ những giáo sĩ mới được phép đứng gần "cổng địa ngục. Họ hiến tế những con bò cho thần Pluto", D'Andria giải thích.
Khi di sản Hierapolis, vốn là một thành phố thời cổ đại tại Hy Lạp, ra đời vào khoảng năm 190 trước Công nguyên. Nó trở thành một phần lãnh thổ của đế quốc La Mã vào năm 133 trước Công nguyên. Vào thế kỷ 6 sau Công nguyên, những người theo Thiên chúa giáo đã phá hủy hang Pluto. Sau đó hang sụp đổ hoàn toàn bởi những trận động đất.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.
