Tìm thấy cung điện của Ôđixê trong sử thi Hôme
Các nhà khảo cổ thuộc trường Đại học Ioannina vừa tuyên bố họ đã tìm ra di chỉ cung điện của Odysseus. Điều này chứng tỏ, Odysseus hoàn toàn không phải là một truyền thuyết mà là một nhân vật lịch sử có thực.
Di chỉ trên đảo Ithaca nơi các nhà khoa học cho rằng đã tìm thấy cung điện của Odysseus.
(Ảnh: Daily Mail).
Odysseus, được người La Mã cổ đại gọi là Ulysses là quốc vương của Ithaca và là nhân vật chính trong trường ca Odyssey của Homer. Đây là câu chuyện kể về cuộc hành trình suốt 10 năm để trở về nhà của Odysseus sau khi đoàn quân Hy Lạp đã hạ thành Troy.
Mặc dù đây là câu chuyện được biết đến chủ yếu thông qua trường ca của Homer tuy nhiên, các nhà khảo cổ thì lại khẳng định đây hoàn toàn là một thực tế lịch sử. Vì rằng, họ đã tìm thấy nơi cư ngụ của Odysseus trên đảo Ithaca, trên biển Ionia phía Tây Bắc Hy Lạp.
Các nhà khảo cổ học Hy Lạp cho biết họ đã tìm thấy di tích của một tòa nhà ba tầng rộng lớn, với những bậc thang được đẽo trên đá và các mảnh vỡ của đồ gốm. Di chỉ này được xác định là tồn tại từ thế kỷ thứ 8 trước công nguyên, thời điểm mà Odysseus đã trở thành vua của xứ Ithaca.
Các nhà khoa học đến từ trường Đại học Ioannina cho biết, tòa cung điện mới được tìm thấy trên đảo Ithaca hoàn toàn phù hợp với những gì Homer đã miêu tả trong sử thi của mình.
“Dựa trên những chứng cứ quan trọng phát hiện được, chúng tôi tin rằng đã phát hiện được cung điện của Odysseus và Penelope. Cung điện thời kỳ Homer rất nhiều nhưng trước nay vẫn chưa được phát hiện. Phát hiện lần này chỉ là một trong số rất nhiều đó”, Giáo sư Thanassis Papadopoulos, người đứng đầu chương trình khai quật khẳng định.
Di chỉ được tìm thấy nằm trên đảo Ithaca phía Tây bắc Hy Lạp. (Ảnh: Daily Mail).
Dẫu vậy, kết luận của Papadopoulos đã tạo nên rất nhiều tranh luận trong giới khảo cổ châu Âu và có vẻ Papadopulos sẽ phải tốn khá nhiều giấy mực nữa mới có thể thuyết phục được các đồng nghiệp của mình.
Một nhà nghiên cứu người Anh, Robert Bittlestone, cho rằng đảo Ithaca thời cổ đại mà Homer miêu tả chẳng có gì giống với hòn đảo Ithaca mà các nhà khảo cổ tìm thấy cung điện của Odysseus ngoại trừ cái tên. Và trên thực tế, hòn đảo Ithaca cổ đại nằm trên bán đảo Paliki, thuộc đảo Cephalonia. Nhà nghiên cứu này tin rằng, Paliki từng là một hòn đảo độc lập tách rời với đảo Cephalonia bởi một kênh biển mà sau này bị lấp bởi những đất đá tạo ra từ một cơn động đất.
Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu khác cho rằng, cho dù có liên quan đến Odysseus hay không thì đây vẫn là một phát hiện thú vị. “Cho dù phát hiện này có liên quan đến Ulysses hay không thì nó vẫn là một phát hiện thú vị. Điều quan trọng hơn chính là người ta đã phát hiện ra một cung điện hoàng gia”, Adriano La Regina, một nhà khảo cổ người Ý khẳng định.
Trên thực tế, một bộ sử thi khác của Homer là “Illiad” trong rất nhiều năm trước đây, đều được giới sử học cho là mang đậm dấu ấn truyền thuyết. Cho đến thập niên 70 của thế kỷ 19, một nhà khảo cổ người Đức tên là Heinrich Schliemann tuyên bố tìm thấy thành Troy ở di chỉ Hisarlik tại miền Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ người ta mới tin rằng, thành Troy không chỉ là truyền thuyết.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
