Tìm thấy dao 90.000 năm tuổi được chế tác tinh xảo tại Bắc Phi

Các nhà khảo cổ vừa tìm thấy một con dao được làm từ xương động vật có niên đại tới 90.000 năm tại Maroc. Đặc biệt, kết cấu của con dao này khiến giới nghiên cứu kinh ngạc về khả năng chế tác tinh xảo đạt tới trình độ cao của người cổ đại.

Theo tạp chí khoa học Plos One, con dao được các nhà khảo cổ Maroc tìm thấy trong một hang đá tại khu vực duyên hải phía Bắc tiếp giáp với Đại Tây Dương.

Hiện vật cổ dài 13cm này được cho là làm từ xương sườn của một loài động vật có vú, có kích thước khá lớn sống vào thời kỳ đó.

Tìm thấy dao 90.000 năm tuổi được chế tác tinh xảo tại Bắc Phi
Con dao được làm từ xương động vật. (Nguồn: Sciencenews.org).

Giáo sư khảo cổ Bouzouggar thuộc Viện Khảo cổ quốc gia Maroc và đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết phát hiện này cho thấy những cư dân sống trong hang động tại khu vực Bắc Phi có khả năng chế tạo ra dụng cụ tinh xảo ở niên đại sớm hơn nhiều so với những suy đoán trước đó, thậm chí là sớm hơn tới 40.000 năm trước khi giống người Neanderthal tuyệt chủng.

Con dao xương này được xem là dụng cụ cổ xưa nhất thuộc văn hóa Aterian - thời kỳ nở rộ của kỹ nghệ chế tác dụng cụ từ đá của cư dân khu vực Bắc Phi sống trong thời đại Đồ Đá.

Tuy nhiên, với hình dáng được chế tác tinh xảo, đây là tác phẩm có nhiều điểm khác biệt so với các dụng cụ được chế tác tại khu vực phía Nam sa mạc Sahara trong cùng thời gian đó. Điều này cho thấy cư dân cổ đại sinh sống tại khu vực Bắc Phi có trình độ gia công vật liệu tốt hơn so với các cư dân phía Nam.

Ngoài ra, theo tiến sỹ Silvia Bello từ Viện Bảo tàng Lịch sử tự nhiên London, việc tìm thấy con dao này cho thấy loài người đã sở hữu công nghệ sản xuất dụng cụ từ xương một cách tinh xảo từ 100.000 năm trước.

Dựa vào hình dáng và góc mài của con dao này, tiến sỹ Silvia cho rằng đây là dụng cụ dùng để cắt những vật liệu mềm và có độ đàn hồi cao.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, khả năng chế tạo dụng cụ phức tạp từ xương động vật - vật liệu đòi hỏi trình độ cao hơn hẳn trong gia công so với vật liệu đá, cho thấy rằng cách đây gần 100.000 năm, giống người tinh khôn (homo sapiens) đã bắt đầu phát triển năng lực nhận thức cũng như khả năng điều khiển đôi tay một cách thuần thục.

Loading...
TIN CŨ HƠN
“Hóa thạch rồng” dài gần 10.000 mét giữa sa mạc châu Phi?

“Hóa thạch rồng” dài gần 10.000 mét giữa sa mạc châu Phi?

Theo Daily Star, hình ảnh khối đá hoặc hóa thạch sinh vật huyền thoại mới được phát hiện ở sa mạc Mauritanian, tây Phi.

Đăng ngày: 04/10/2018
Chuyện lạ: Xác ướp Pharaoh vẫn phải xin hộ chiếu để bay sang Pháp

Chuyện lạ: Xác ướp Pharaoh vẫn phải xin hộ chiếu để bay sang Pháp

Ramesses II là một trong những vị vua nổi tiếng và hùng mạnh nhất của Ai Cập cổ đại. Ông đã trị vì vương quốc của mình từ thế kỷ thứ 12 TCN trong khoảng 66 năm.

Đăng ngày: 03/10/2018
Phát hiện nền văn minh cổ xưa chưa từng được biết đến tại Ấn Độ

Phát hiện nền văn minh cổ xưa chưa từng được biết đến tại Ấn Độ

Theo thông tin mới nhất từ các nhà khảo cổ học đến từ Konkan, Maharashtra, Ấn Độ, các bức tranh khắc trên đá dự đoán có thể có tuổi đời khoảng 10.000 năm trước Công Nguyên.

Đăng ngày: 03/10/2018
Phát hiện dấu tích người tiền sử trong hang động ở Tuyên Quang

Phát hiện dấu tích người tiền sử trong hang động ở Tuyên Quang

Lần đầu tiên nhà khoa học Việt Nam tìm thấy di tích của cư dân văn hóa hậu kỳ Đá mới, cách đây khoảng 4.000 năm.

Đăng ngày: 02/10/2018
Hàng ngàn nữ trang thời trung cổ được phát hiện bên dưới các nhà thờ Scandinavia

Hàng ngàn nữ trang thời trung cổ được phát hiện bên dưới các nhà thờ Scandinavia

Các nhà khảo cổ đã khai quật một lượng lớn tiền xu, ngọc trai và kẹp tóc dưới sàn nhà thờ thời Trung Cổ khắp Scandinavia.

Đăng ngày: 01/10/2018
Công bố phát hiện mới về khảo cổ học Việt Nam được thế giới trông đợi

Công bố phát hiện mới về khảo cổ học Việt Nam được thế giới trông đợi

Kết quả khai quật khảo cổ học tại di tích sơ kỳ Đá cũ ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai có tầm vóc quốc tế, đã gây chấn động giới khảo cổ.

Đăng ngày: 30/09/2018
Phát hiện bộ xương 6.000 năm tuổi còn nguyên vẹn dưới công trường xây dựng

Phát hiện bộ xương 6.000 năm tuổi còn nguyên vẹn dưới công trường xây dựng

Bộ xương được tìm thấy trên đường BR-470 tại đô thị Ilhota ở bang Santa Catarina. Phần xương sọ và chân được bảo quản hoàn hảo và bộ răng cũng gần như còn nguyên.

Đăng ngày: 28/09/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News