Tìm thấy hoá thạch của rùa khổng lồ ăn thịt rắn ở Nam Mỹ
Stupendemys geographicus, loài rùa với cặp sừng mạnh mẽ sống trong khoảng 13 đến 7 triệu năm trước cùng thời kỳ với cá sấu khổng lồ.
Các nhà khoa học đã khai quật được hóa thạch của một trong những loài rùa lớn nhất từng tồn tại với kích cỡ ngang ngửa một chiếc ôtô, sống gần các hồ và sông của vùng mà ngày nay là miền bắc của Nam Mỹ từ khoảng 13 đến 7 triệu năm trước.
Hình vẽ mô phỏng loài rùa Stupendemys geographicus. (Ảnh: JA Chirinos/Reuters)
Hóa thạch của rùa Stupendemys geographicus đã được tìm thấy ở sa mạc Tatacoa ở Colombia và vùng Urumaco ở Venezuela đã lần đầu tiên cung cấp những hiểu biết toàn diện về loài sinh vật dài tới 4 mét và nặng tới 1,25 tấn này.
Con đực có cặp sừng nhô ra ở cả hai bên vỏ khu vực gần cổ. Những vết sẹo sâu trên hóa thạch chỉ ra những chiếc sừng này có thể đã là vũ khí của con rùa để chiến đấu với những con đực khác khi tranh giành bạn tình hoặc lãnh thổ. Con cái không có sừng.
Theo nhà nghiên cứu cổ sinh học Edwin Cadena của Đại học del Rosario ở Bogotá, người đứng đầu nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances, việc tranh giành vẫn xảy ra ở một số loài rùa còn sống hiện nay, đặc biệt là giữa rùa đực.
Stupendemys là loài rùa lớn thứ hai được biết đến, sau rùa biển Archelon dài khoảng 4,6 mét, sống cách đây khoảng 70 triệu năm vào cuối thời kỳ khủng long.
Hóa thạch Stupendemys đầu tiên được tìm thấy vào những năm 1970 nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn về loài vật này. Hóa thạch mới bao gồm mai rùa lớn nhất được biết đến, 2,86 m, lớn hơn cả vỏ Archelon; và hàm dưới, cho thấy manh mối về chế độ ăn của loài.
“Stupendemys geographicus rất to và nặng. Các cá thể lớn nhất của loài này có kích thước và chiều dài ngang một chiếc ôtô sedan nếu tính cả phần đầu, cổ, vỏ và các chi”, Mitch Cadena nói.
Nhà nghiên cứu sinh vật học Rodolfo Sanchez nằm cạnh một con rùa khổng lồ Stupendemys geographicus, từ Urumaco, Venezuela. (Ảnh: PA).
Con rùa khổng lồ có phần mai dài 8 feet.
Chiếc mai khổng lồ được dùng trong chiến đấu của con rùa Stypendemys geographicus.
“Chế độ ăn của nó rất đa dạng, bao gồm cả động vật nhỏ như cá, rắn, động vật thân mềm và thực vật, đặc biệt là trái cây và hạt. Tổng hợp tất cả các đặc điểm giải phẫu của loài này cho thấy nó chủ yếu sống dưới đáy các vùng nước ngọt lớn”, Mitch Cadena cho biết thêm.
Stupendemys, có nghĩa là “loài rùa kỳ diệu”, sống tại khu vực đầm lầy khổng lồ trải dài trên lãnh thổ ngày nay là Colombia, Venezuela, Brazil và Peru trước khi các con sông Amazon và Orinoco được hình thành.
Kích thước khổng lồ của nó có thể rất quan trọng trong việc chống lại những kẻ săn mồi đáng gờm. Nó đã chung sống với những con cá sấu khổng lồ bao gồm cả loài Purimanaurus dài khoảng 11m và Gryposeuchus có thân dài 10m. Một trong những hóa thạch của Stupendemys được tìm thấy cùng với chiếc răng cá sấu dài 5cm đính kèm trong đó.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
