Tìm thấy hơn 600 loài sinh vật mới trên đảo Madagascar
Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF) hôm thứ Hai (06/06) hơn 600 loài sinh vật mới được tìm thấy trong một thập kỷ qua trên đảo Madagascar (châu Phi).
>> Loài vượn cáo tuyệt chủng được phát hiện tại Madagascar
>> Loài chim lặn Alaotra Madagascar đã tuyệt chủng
>> Phát hiện loài tắc kè hoa tí hon dài 2,5 cm
Loài ếch đổi màu theo môi trường.
Từ năm 1999 - 2010, trên hòn đảo rộng 590.000 km2 này, 615 loài mới được phát hiện, gồm 41 loài động vật có vú, 385 loài động vật ăn thực vật, 69 loài lưỡng cư, 61 loài bò sát, 17 loài cá và 42 loài động vật không xương sống.
Đặc biệt, tại đây, có nhiều loài động vật hay linh trưởng “tý hon” nhất thế giới như loài chuột Berthe thân dài 10 cm. Một trong 15 loài rắn mù có tên Xenotyphlops mocquardi, được bắt sống vào năm 2005.
Loài ếch da trong .
Các nhà nghiên cứu cũng tìm ra loài nhện vàng Komac, có khả năng giăng tơ tới tận 10 mét hay loài tắc kè hoa thay đổi màu sắc từ nâu sang xanh (phát hiện năm 2009).
WWF cảnh báo, nhiều loài động vật này đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng mà nguyên nhân là nạn phá rừng.
Loài linh trưởng tí hon mới được phát hiện.
Theo ông Mark Wrigt, cố vấn cấp cao của WWF: “Những con số về các loài động vật sinh tồn ở đảo Madagascar cho thấy, đây là hệ sinh thái độc đáo không thay thế được. WWF đang cố gắng thiết lập hệ thống bảo vệ đảo, thúc đẩy sự phát triển của thế giới sinh vật và tăng cường sự hòa hợp giữa con ngươi và thiên nhiên tại đảo Madagascar”.
Madagascar là bán đảo lớn thứ tư trên thế giới. Hiện, nhiều loài chỉ có ở Madagascar mà không hiện diện ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
