Tìm thấy lịch Maya cổ nhất
Các nhà khảo cổ học vừa tìm thấy một bộ lịch Maya cổ nhất từ trước đến nay tại di tích Xultun ở Guatemala. Chúng được khắc trên các bức tường của một ngôi nhà Maya có niên đại từ đầu thế kỷ thứ 9, sớm hơn các bộ lịch Maya hàng thế kỷ.
>>> Sự thật về ngày "Tam trùng" với lịch cổ của người Maya
Ngôi nhà trên được tiến sĩ William Saturno và các đồng nghiệp ở Đại học Boston (bang Massachusetts - Mỹ) khai quật vào năm 2010. Chủ nhân của nó có thể là một nhân vật cấp cao nhưng không thuộc hoàng tộc.
Các bức vẽ rõ đến đáng ngạc nhiên trên tường ngôi nhà. (Nguồn: BBC)
Các bức tường được khắc đầy tranh vẽ của người Maya. Giữa các bức vẽ thỉnh thoảng xuất hiện chữ viết của người Maya với các thông tin về thiên văn.
Bản thiên văn thứ nhất mô tả chu kỳ của mặt trăng: mất 29,5 ngày để mặt trăng đi trọn quỹ đạo của nó. Người Maya tin rằng trên mặt trăng có 6 vị thần, mỗi vị quản một chu kỳ riêng. Xã hội Maya bị thống trị bởi ý niệm thời gian tuần hoàn.
Bản thiên văn thứ hai khó hiểu hơn và ông Saturno cho rằng nó có liên quan đến hai bộ lịch Maya, bao gồm một bộ lịch lễ nghi kéo dài 260 ngày và một bộ lịch mặt trời dài 365 ngày. Cả hai bộ lịch chỉ có chung một ngày vào mỗi 18.980 ngày - thời điểm được gọi là “Tuần hoàn lịch”. Nguyên nhân để Saturno nhận định như trên là do mọi con số trong bản thiên văn thứ hai đều là bội số của 18.980, đồng thời là bội số của nhiều chu kỳ thiên văn khác.
Tính toán chu kỳ mặt trăng của người Maya khắc trên tường ngôi nhà. (Nguồn: BBC)
“Có vẻ như người Maya tính toán niên giám, các sự kiện trọng đại trong vòng 1.000 năm” - giáo sư Joyce Marcus ở Đại học Michigan phỏng đoán.
Ngoài ra, trên bức tường ở phía đông của ngôi nhà còn có 4 dãy số dài thể hiện một chu kỳ kéo dài đến 2,5 triệu ngày và nhiều biểu tượng cho thấy nhiều chu kỳ thiên văn của sao Hỏa, sao Kim và mặt trăng.
Những phát hiện mới này, theo tiến sĩ Saturno, sẽ chứng minh thời điểm tận thế 2012 là một suy diễn sai lầm. “Người Maya cổ đại tiên đoán thế giới sẽ tiếp tục, thêm 7.000 năm nữa kể từ bây giờ. Trong khi chúng ta đi tìm kiếm thời điểm tận thế thì người Maya tìm kiếm sự bảo đảm rằng sẽ chẳng có gì thay đổi. Hai lối tư duy hoàn toàn khác biệt” - ông Saturno nói.
Ngôi nhà được khai quật năm 2010. (Nguồn: Science)
Người Maya sống ở Trung Mỹ từ khoảng năm 2.000 trước Công nguyên cho đến khi bị diệt vong dưới ách đô hộ của Tây Ban Nha vào thế kỷ 15. Di tích Xultun được phát hiện lần đầu vào năm 1912 trên một diện tích rộng 30 km² và dần dần cấu trúc của nó được vẽ lại vào các thập niên 1920 và 1970, bao gồm một kim tự tháp cao 35m, nhưng vẫn còn rất nhiều chi tiết chưa được khám phá.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Lũ quét chôn vùi hàng chục xác khủng long trong ao tù
Gần 100 năm qua, các nhà khoa học chưa thể lý giải vì sao mỏ khủng long Cleveland-Lloyd ở Texas, Mỹ lại chứa hóa thạch của hơn 75 con khủng long chân thú theropod sống ở kỷ Jura.
