Tìm thấy một bãi xương voi ma mút ở Serbia
Các nhà khảo cổ học mới đây đã phát hiện ra một khu vực có những bộ xương của ít nhất năm con voi ma mút nhiều lông hiếm có.
>>> Tìm thấy loài voi ma mút nhỏ nhất
Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng những con voi ma mút khổng lồ liên quan đến loài voi hiện đại này từng sống ở khu vực Serbia hàng chục nghìn năm trước.
Các sinh viên khảo cổ học đang nghiên cứu những bộ xương voi ma mút mới tìm thấy này.
Phát hiện này diễn ra ở mỏ than Kostolac nằm ở phía Đông thủ đô Belgrade của Serbia tuần trước và đây là lần đầu tiên tìm thấy những bộ xương voi ma mút loại này trong khu vực.
Miomir Korac đến từ Viện Khảo cổ Serbia cho rằng phát hiện này sẽ cho một cái nhìn sâu hơn về người dân trên bán đảo Balkan trong kỉ băng hà.
“Có hàng triệu mảnh xương voi ma mút trên thế giới, nhưng hiếm khi có cơ hội được tiếp cận để khám phá chúng. Một cánh đồng voi ma mút có thể cung cấp rất nhiều thông tin và cho thấy rõ hơn về cuộc sống trong những khu vực này ở kỉ băng hà”.
Một nhóm các nhà khảo cổ học vẫn đang nỗ lực đào bới tìm kiếm.
Những bộ xương voi ma mút này đã được tìm thấy trong quá trình đào tìm than ở một hầm mỏ nằm ở độ sâu 20m dưới mặt đất. Korac cho biết cánh đồng ma mút này chiếm 20 mẫu Anh (tương đương 8 héc ta - PV) ở khu vực toàn cát này.
Vào năm 2009 cũng đã tìm thấy một bộ xương voi ma mút ở địa điểm này. Tuy nhiên, bộ xương voi ma mút cái đó được đặt tên là Vika, 1 triệu năm tuổi và thuộc về loài voi ma mút không lông.
Công việc đào bới không hề đơn giản mà đôi khi rất nguy hiểm.
Sanja Alaburic, một chuyên gia nghiên cứu voi ma mút đến từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Serbia cho biết những chiếc xương tìm thấy tháng trước là của loài voi ma mút nhiều lông đã biến mất khoảng 10.000 năm trước.
Ngoài ra các nhà khảo cổ học còn khai quật được những ngôi mộ có từ
thời La Mã nằm gần khu vực phát hiện ra những bộ xương voi ma mút.
Alaburic cho biết: “Phát hiện này rất thú vị vì ít khi có nhiều xương quy tụ tại một chỗ. Có thể là do những dòng nước xiết đã cuốn đến đây”.
Korac cho biết các nhà khảo cổ học Serbia đã liên lạc với các đồng nghiệp ở Pháp và Đức để hỏi ý kiến. Korac chia sẻ cần mất ít nhất 6 tháng làm việc để khai quật tất cả những chiếc xương lên.
Đã có rất nhiều bộ phim làm về loài voi ma mút nhiều
lông đã tuyệt chủng cách đây khoảng 10.000 năm này.
Một bộ xương voi ma mút khác cũng được phát hiện ở Bắc Serbia vào năm 1996. Bộ xương đó là của một con voi ma mút cái sống khoảng 500.000 năm trước kia và hiện đang được trưng bày ở thị trấn Kikinda, gần biên giới Hungary.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.
