Tìm thấy một bộ não nguyên vẹn từ thời trung cổ
Các nhà khoa học đã xác định được các tế bào thần kinh còn nguyên vẹn trong một bộ não của một xác ướp được bảo quản từ thế kỷ XIII.
![]() |
Bộ não này được tìm thấy trong hộp sọ của một đứa bé 18 tháng tuổi ở thế kỷ XIII. Đất sét mặn và nước biển ở khu vực này đã bảo quản bộ não một cách tự nhiên. |
Nghiên cứu được xuất bản trên Tạp chí Neuroimage cho biết một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Zurich, Thụy Sĩ đã tìm thấy bộ não này trong hộp sọ từ một xác ướp của một đứa bé 18 tháng tuổi từ thế kỷ XIII.
Mặc dù bị giảm mất 80% khối lượng ban đầu, nó vẫn giữ được các đặc điểm về cấu tạo cũng như cấu trúc của các tế bào. Bộ não là phần mô duy nhất được bảo quản trong xác ướp được tìm thấy.
Nhà giải phẫu học Ruhli nói: “Đây là trường hợp duy nhất mô não được bảo tồn một cách tự nhiên mà không có sự hiện diện của các mô mềm khác”.
Bộ não được tìm thấy trong tình trạng gần như nguyên vẹn. Các nếp nhăn trên vỏ não vẫn còn in rõ.
Ngạc nhiên hơn nữa là cấu trúc tế bào cũng được bảo tồn đến một mức độ nào đó. Trong các vi xét nghiệm, các nhà khoa học đã phát hiện được các tế bào chất xám và chất trắng, các mạch máu và các dây thần kinh lớn gần khu vực chân hải mã – khu vực tạo nên kí ức của bộ não. Các tế bào vẫn giữ được hình dạng và cấu trúc ban đầu.
Trong thực tế, việc tìm thấy các mô não trong các xác ướp là điều gần như không thể do sự phân hủy các mô mềm cũng như việc người xưa thường lấy đi bộ não trong quá trình ướp xác.
Theo các nhà khoa học, bộ não này được bảo tồn là do môi trường đặc trưng ở vùng này.
Xác ướp được khai quật ở Quimper-Bretagne, Pháp, trong tình trạng được quấn trong một lớp da thú, đặt trong một quan tài gỗ, phía dưới đầu có kê một cái gối. Môi trường đất sét mặn cùng với nước muối tinh khiết ở nơi đây đã bảo quản bộ não theo phương pháp “muối dưa”.
Họ cũng cho hay có thể đứa bé chết vì bị chảy máu não do có dấu vết nứt hộp sọ.
Phát hiện này được cho là quan trọng vì, theo các nhà khoa học, nó chứng tỏ cấu trúc của tế bào có thể tồn tại qua một thời gian rất dài.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
