Tìm thấy "người mẹ kỷ Jura"
Hóa thạch cổ xưa nhất của đa số động vật hữu nhũ ngày nay, kể cả con người, vừa được phát hiện.
Với tên gọi Juramaia (người mẹ kỷ Jura) sinensis, con vật nhỏ có hình dạng chuột chù thường leo cây để tìm sâu ăn và cũng để tránh bị khủng long ăn thịt hoặc đè bẹp. "Do loài vật này đã sống cách đây 160 triệu năm, và không có ai ký giấy khai sinh cho hậu duệ của nó, Juramaia sinensis có thể là bà cố tổ xa xôi của chúng ta. Bạn không cần phải là một con khủng long to lớn mới được xem là quan trọng. Cuối cùng, loài vật nhỏ bé đã thắng thế. Nếu không có Juramaia sinensis, bạn và tôi đã không có ở đây để mà trò chuyện", chuyên gia cổ sinh vật học Zhe Xi Luo thuộc Bảo tàng Lịch sử tự nhiên TP Pittsburgh, bang Pennsylvania (Mỹ) và là trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu.
Phác thảo loài Juramaia sinensis - (Ảnh: Discovery)
Theo chuyên san khoa học Nature, Luo cùng các cộng sự Chong Xi Yuan, Qing Jin Meng và Qiang Ji đã phân tích những hài cốt còn lại của loài vật trên, được tìm thấy tại tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc và được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Bắc Kinh. Các hóa thạch bao gồm một hộp sọ bị khuyết, dấu tích những mô mềm, bộ răng hoàn chỉnh và những chiếc xương chân trước. Trên cơ sở những đặc điểm này, các chuyên gia kết luận Juramia sinensis gần với những con vật có nhau thai trên cây phả hệ động vật hữu nhũ hơn với các loài thú có túi như kangaroo.
Trước phát hiện trên, các nhà khoa học đã có trong tay các bằng chứng ADN cho thấy tổ tiên chung của các loài động vật hữu nhũ có nhau và có túi sống cách đây 160 triệu năm, nhưng động vật có nhau cổ nhất được tìm thấy là Eomaia sống cách đây 125 triệu năm. Việc phát hiện Juramaia sinensis lấp đầy 35 triệu năm còn lại.
Các chân trước của Juramaia sinensis thích nghi với việc níu bám vào cành cây và chạy nhanh, những khả năng đắc dụng trong bối cảnh có nhiều loài vật to lớn hơn, bao gồm khủng long, đi lại bên dưới để tìm mồi. Juramaia sinensis nặng chưa đến nửa kg, răng của nó sắc nhọn có thể nhai được các loại côn trùng. Phó giáo sư Gregory Wilson tại khoa Sinh học thuộc Đại học Washington nhận định phát hiện trên giúp củng cố sự hiểu biết về bối cảnh tiến hóa của các loài động vật hữu nhũ.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.
