Tìm thấy phi công mất tích cùng máy bay ném bom cách đây gần 80 năm

Bí ẩn vụ máy bay ném bom B-17 của Không quân Mỹ mất tích sau khi bị bắn rơi cách đây 74 năm cuối cùng đã có lời giải đáp.

Người giúp giải đáp bí ẩn này là nhiếp ảnh gia Steve Jones, người đã tìm thấy xác chiếc máy bay cùng hài cốt phi công Ernest Vinnneau ở độ sâu 70m dưới biển Adriatic.

Nhiếp ảnh gia người Anh đã gửi các bức ảnh chụp chiếc oanh tạc cơ tới một cuộc thi ảnh và đã nhận được rất nhiều lời khen từ các chuyên gia nhiếp ảnh.

Nhưng điều khiến nhiếp ảnh gia người Anh cảm thấy ý nghĩa nhất là phát hiện của anh đã giúp giải đáp số phận của viên phi công mất tích cùng chiếc B-17 gần 80 năm trước.

Tìm thấy phi công mất tích cùng máy bay ném bom cách đây gần 80 năm
Xác chiếc máy bay được tìm thấy dưới đáy biển Adriatic. (Ảnh: Steve Jones/Caters News).

"Tôi đã choáng váng khi những người tổ chức cuộc thi gửi cho tôi email cháu trai của Thiếu úy Ernest, người đã cố tìm cách liên lạc với tôi sau khi những bức ảnh chụp xác chiếc máy bay được đăng tải trên tạp chí. Tôi đã liên lạc với gia đình Thiếu úy Ernest kể từ đó", nhiếp ảnh gia 47 tuổi đến từ Aberdare, South Wales cho hay.

"Những hình ảnh có ý nghĩa rất nhiều với họ vì gần 80 năm qua họ không biết về nơi an nghỉ cuối cùng của Thiếu úy Ernest", Jones nói thêm.

Nhớ lại khoảnh khắc tìm thấy pháo đài bay B-17 ở ngoài khơi bờ biển đảo Vis của Croatia khi đang đi cùng hướng dẫn viên lặn người Croatia vào tháng 9/2016, Jones nói rằng trông chiếc máy bay như thể vừa hạ cánh.

Tìm thấy phi công mất tích cùng máy bay ném bom cách đây gần 80 năm
Thiếu úy Ernest Vienneau. (Ảnh: Robert Vienneau/Caters News).

Thiếu úy Ernest được cho là đã cố hạ cánh máy bay xuống sân bay Vis sau khi chiếc phi cơ bị bắn rơi trên bầu trời Yugoslavia trong Thế chiến II và lao xuống biển.

"Ernest bị mắc kẹt trên chiếc máy bay vì phi hành đoàn không có thời gian để đưa ông ra trước khi chiếc phi cơ chìm xuống biển", Jones cho biết.

Thiếu úy Ernest, hy sinh khi mới 25 tuổi, sinh ra và lớn lên ở thị trấn Papinill, hạt Penobscot, bang Main, bắt đầu phục vụ trong Phi đội ném bom 340 của không quân Mỹ sau khi gia nhập quân ngũ.

Sau khi Ernest mất tích, gia đình đã nỗ lực tìm kiếm thi thể ông nhưng không thành công và nhận được thông báo rằng Thiếu úy Mỹ đã thiệt mạng trên biển.

Gia đình đang thảo luận về việc đưa hài cốt của ông ra khỏi xác chiếc máy bay và dự định sẽ đưa Ernest về an táng tại nghĩa trang ở quê nhà.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News