Tìm thấy thứ này ở Bắc Cực, giới khoa học đang lo lắng cực độ
Chẳng phải tự nhiên, Bắc Cực và Nam Cực đang dần trở thành những "điểm nóng" của toàn thế giới. Và với phát hiện mới đây, mối lo ngại ngày càng lớn dần.
Những năm gần đây, hai cực của Trái đất đã trở thành những điểm "nóng" - cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Từ việc nhiệt độ tăng bào mòn lớp băng giá vĩnh cửu, đến hệ sinh thái bị "phủ xanh" một cách bất đắc dĩ, tương lai của Nam Cực và Bắc Cực ngày càng khiến con người lo ngại hơn.
Hình ảnh một phần của Nam Cực hiện nay.
Và mới đây, trong chuyến tìm hiểu thực địa tại Bắc Cực, một đoàn thám hiểm từ Anh Quốc đã tìm thấy một vật khiến tất cả phải sửng sốt. Ở giữa Bắc Băng Dương - nơi con người chưa từng để ý vì lượng băng giá quá lớn, có một khối vật thể rất lớn đang trôi nổi, chứa toàn rác nhựa và polystyrene.
Được biết, đây là khu vực xa nhất về phương Bắc mà các loại rác đã từng trôi đến. Nó chỉ cách Bắc Cực khoảng 1000 dặm (khoảng 1.609km) mà thôi.
Cụ thể, nhóm chuyên gia dẫn đầu bởi Pen Hadow đang thực hiện nhiệm vụ thám hiểm Bắc Cực. Được biết, Hadow cũng là người đầu tiên di chuyển từ Canada lên Bắc Cực một mình mà không cần đến hàng tiếp tế từ đất liền.
Nhiệm vụ của họ vốn là thu thập thông tin về địa hình. Thế nhưng, việc tìm ra nhựa và polystyrene (một loại nhựa dẻo rất độc) ở đây khiến họ thực sự giật mình, vì chẳng ai ngờ rằng rác nhựa có thể trôi đến vùng biển quanh năm bao phủ bởi băng giá như thế này. Hơn nữa, nơi đây quá xa so với đất liền.
"Suốt 25 năm kinh nghiệm thám hiểm Nam Cực, tôi chưa từng thấy khối rác nào lớn và rõ ràng như thế" - trích lời Hadow. "Khối rác chứa polystyrene đang mắc lại trên một tảng băng".
"Phát hiện này là một dấu hiệu đáng lo ngại, cho thấy băng giá đã tan đến mức cho phép rác bẩn gây ô nhiễm ở mật độ lớn tiếp cận khu vực" - Tim Gordon, nhà sinh học hải dương từ ĐH Exeter (Anh) chia sẻ. "Điều này có tiềm năng gây hại rất lớn đối với đời sống sinh vật của Bắc Cực".
Khối polystyrene được tìm thấy tại Bắc Cực.
Trên thực tế, có rất nhiều con sông chảy vào Bắc Cực, nhưng chúng mắc kẹt dưới những tảng băng. Lượng nước ấy vốn "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Tuy nhiên khi băng giá tan ra, mối nguy bắt đầu xuất hiện. Giờ đây, khoa học đang sợ rằng những tác nhân gây ô nhiễm - đặc biệt là các hạt nhựa siêu nhỏ (microplastic - có trong kem đánh răng, sữa rửa mặt...) sẽ tiếp cận khu vực biệt lập nhất Trái đất này.
Theo như dự tính, với tốc độ nóng lên của Trái đất như hiện nay thì đến năm 2040, Bắc Cực sẽ không còn băng giá nữa. Cộng thêm nguy cơ từ ô nhiễm môi trường, số phận các loài động - thực vật tại đây thực sự đáng lo ngại.
"Đời sống thiên nhiên hoang dã của Bắc Băng Dương vốn được lớp băng vĩnh cửu bảo vệ" - Gordon cho biết. "Lớp băng ấy tan dần, động vật hoang dã lần đầu tiên chịu ảnh hưởng từ các tàu săn bắt cá của con người. Chúng ta cần ngay lập tức lên phương án bảo vệ chúng trước các nguy cơ mới này".

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
