Tìm thấy xương của 'thủy quái' tại Anh
Các nhà khảo cổ đang lắp ráp bộ xương hóa thạch của một động vật khổng lồ kỳ lạ từng sống ở eo biển Anh từ 200 triệu năm trước.
![]() |
Con vật có hình dáng giống quái vật hồ Loch Ness với cổ dài, 4 chân chèo và hàm răng sắc nhọn. Ảnh: Telegraph. |
Tracey Marler, một chuyên gia về hóa thạch, tìm thấy hơn 150 mảnh xương bên dưới những tảng đá vôi trên bờ biển Monmouth, gần thị trấn Lyme Regis, hạt Dorset, Anh. Các nhà khoa học đã dành nhiều tháng để sắp xếp những mảnh xương theo thứ tự. Khi công việc gần hoàn thành, họ nhận ra rằng mức độ nguyên vẹn của bộ xương là 70%. Đó là một con quy long (Plesiosaur) có chiều dài khoảng 3,6 m.
Quy long là loài động vật bò sát sống trong môi trường nước mặn và ấm cách đây 150-200 triệu năm, khi eo biển Anh còn là vùng biển nhiệt đới nông. Chúng từng tung hoành ở các vùng nước xung quanh Nam Cực trong vài triệu năm. Những con trưởng thành có thể đạt chiều dài tới 10 m. Quy long có hình dáng khá giống quái vật hồ Loch Ness - với cổ dài, hàm răng sắc nhọn, 4 chân hình mái chèo. Nhờ những chân chèo mà chúng có thể "bay" trong nước giống như chim cánh cụt.
Những vết răng trên nhiều mảnh xương cho thấy rất có thể con vật đã bị một con khủng long săn mồi cắn hoặc xé xác.
Richard Edmonds, giám đốc khoa học của Di sản thiên nhiên thế giới Jurassic Coast, phát biểu: "Quy long là loài rất hiếm gặp. Hiện nay người ta mới chỉ tìm thấy 10 bộ xương hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh của chúng trên khắp thế giới".
Loading...
TIN CŨ HƠN

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.
Đăng ngày: 19/02/2025

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.
Đăng ngày: 19/02/2025

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.
Đăng ngày: 02/02/2025

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.
Đăng ngày: 01/02/2025

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
Đăng ngày: 21/01/2025

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
Đăng ngày: 21/01/2025

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.
Đăng ngày: 16/01/2025
Tiêu điểm