Tin được không, hóa ra loài ruồi vẫn biết "rửa tay" trước khi ăn đấy

Cụ thể ở đây, ruồi sẽ "cọ cọ" phần chân của mình để làm sạch và thưởng thức bữa ăn của mình.

Ruồi là một trong những loài côn trùng được xếp vào loại... bẩn nhất. Bởi địa điểm cư trú ưa thích là bãi rác, nơi chứa chất thải... nên là nguồn lây truyền vô vàn mầm bệnh khác nhau như giun sán, nhiễm trùng da, mắt...

Ruồi mất vệ sinh, ai cũng biết điều đó. Thế nên chắc chắn bạn sẽ cực ngạc nhiên khi biết rằng, ruồi cũng biết "rửa tay" trước khi dùng bữa.

Tin được không, hóa ra loài ruồi vẫn biết rửa tay trước khi ăn đấy
Ruồi cọ cọ phần chân trước khi ăn.

Cụ thể ở đây, ruồi sẽ "cọ cọ" phần chân của mình để làm sạch. Nhưng chúng cọ chân làm sạch để làm gì?

Theo giới khoa học, loài ruồi thường sử dụng chân, đôi mắt có cấu tạo phức tạp, cùng lớp lông phủ quanh cơ thể để nhận biết thế giới xung quanh, kiếm ăn.

Do thường xuyên tiếp xúc với rác thải, chất thải, những nơi cực mất vệ sinh... nên phần đặc biệt này - chân - dễ bị nhiều loại vụn bẩn bám theo.

Tin được không, hóa ra loài ruồi vẫn biết rửa tay trước khi ăn đấy
Trên thực tế, chúng sẽ dùng chân để cọ đầu, cánh và các lông trên cơ thể trước.

Vì thế, chúng phải thường xuyên cọ để lau sạch phần chân trước nhằm mục đích tăng "chất lượng" cho các cơ quan thụ cảm của mình.

Quan sát kĩ hơn, bạn sẽ thấy loài này không chỉ lau các chân. Trên thực tế, chúng sẽ dùng chân để cọ đầu, cánh và các lông trên cơ thể trước. Cuối cùng, chúng mới cọ hai chân trước vào nhau để hoàn tất công cuộc "vệ sinh thân thể".

Điều đó có nghĩa là chúng dùng chân lấy hết các chất bẩn trên cơ thể sau đó tự mình hưởng thụ thành quả.

Có thể thấy, không chỉ ruồi vệ sinh cơ thể, mà chúng còn thực hiện việc này khá kĩ lưỡng và toàn diện. Bạn có thể ngạc nhiên hơn nữa khi biết rằng Đại học Arizona (Mỹ) đã đưa ra gợi ý sử dụng cách ruồi vệ sinh thân thể để giáo dục vệ sinh cho trẻ mầm non.

Tin được không, hóa ra loài ruồi vẫn biết rửa tay trước khi ăn đấy
Quá trình cọ của ruồi chỉ đảm bảo các mảnh bám không chặn các cơ quan thụ cảm của nó.

Ngoài ra, ruồi dành khá nhiều thời gian để lau chùi các cơ quan thụ cảm. Chúng làm điều này nhiều lần mỗi ngày. Kì lạ hơn, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng số lần lau chùi trong một lần chải chuốt của chúng thường…là một số lẻ.

Trên thực tế, có một số loài côn trùng khác cũng thực hiện hành động lau chùi cơ thể như ruồi nhưng dường như ruồi vẫn là trường hợp kì lạ và có vẻ… châm biếm nhất.

Cuối cùng, nên nhớ rằng dù ruồi lau chùi các chân của chúng khi bám vào bề mặt nào đó để kiếm thức ăn, nhưng ta lại hoàn toàn không được phép yên tâm về thức ăn bị ruồi đậu.

Quá trình cọ của ruồi chỉ đảm bảo các mảnh bám không chặn các cơ quan thụ cảm của nó. Mầm bệnh và các vi khuẩn có hại vẫn sẽ ở nguyên trên cơ thể ruồi và dễ dàng gây bệnh cho con người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Nấm - loài duy nhất bảo vệ trái đất trước rác thải rắn độc hại

Nấm - loài duy nhất bảo vệ trái đất trước rác thải rắn độc hại

Phát hiện trên có tiềm năng to lớn, bởi vì trong 70 năm qua, chúng ta đã sản xuất và xả ra môi trường rất nhiều nhựa.

Đăng ngày: 02/10/2017
Loài cây chuyên bắt chim để biến xác phân hủy thành phân bón

Loài cây chuyên bắt chim để biến xác phân hủy thành phân bón

Các nhà khoa học phát hiện hai loài cây mới trên một hòn đảo Caribean có khả làm mắc kẹt và giết chết những con chim thiếu kinh nghiệm.

Đăng ngày: 02/10/2017
Tụ cầu vàng -

Tụ cầu vàng - "đương kim vô địch" kháng thuốc kháng sinh

Năm 1878, Robert Koch (người tìm ra vi khuẩn Lao) phát hiện tụ cầu vàng từ mủ mụn nhọt và phân lập được tụ cầu vàng.

Đăng ngày: 29/09/2017
Loại ớt cay đến nỗi chỉ cắn 1 phát thôi, đây sẽ là bữa ăn cuối cùng của bạn

Loại ớt cay đến nỗi chỉ cắn 1 phát thôi, đây sẽ là bữa ăn cuối cùng của bạn

Có vẻ như các nhà sản xuất đang rất chuộng chữ

Đăng ngày: 29/09/2017
Vi khuẩn

Vi khuẩn "siêu" kháng thuốc khi ở ngoài không gian

Không chỉ tự điều chỉnh để thích nghi với cuộc sống trong môi trường mới, một số vi khuẩn được đưa lên trạm vũ trụ còn trở nên mạnh mẽ hơn khi có thể kháng các loại thuốc kháng sinh.

Đăng ngày: 28/09/2017
Phát hiện ra cơ chế hút, truyền bệnh chết người của ruồi xê xê

Phát hiện ra cơ chế hút, truyền bệnh chết người của ruồi xê xê

Hẳn ai trong chúng ta cũng ở trong trạng thái nơm nớp lo sợ khi dịch sốt xuất huyết gây ra bởi muỗi vằn đang lan tràn trên diện rộng đe dọa sức khỏe và cả tính mạng con người.

Đăng ngày: 27/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News