Tín hiệu về tê giác một sừng quý hiếm ở Việt Nam
Sau 5 ngày khảo sát, 7 mẫu phân của tê giác cũng đã được tìm ra, mang đến sự tự tin cho nhóm nghiên cứu về khả năng có thể thu thập được tất cả thông tin khoa học cần thiết.
Các nhà nghiên cứu của tổ chức WWF cùng với đội ngũ kiểm lâm vườn quốc gia đã sử dụng 2 chú chó nghiệp vụ được chuyển sang từ Mỹ để đánh hơi, xác định tình trạng số lượng tê giác một sừng tại các khu rừng ở phía Nam - ngôi nhà của một trong hai loài tê giác còn lại trên thế giới.
Tê giác một sừng (tên khoa học là rhinoceros sondaicus annamiticus) được cho là tuyệt chủng ở khu vực Đông Nam Á cho đến khi những người thợ săn giết chết một con vào năm 1988. Người ta cho rằng hiện nay chỉ còn dưới 10 cá thể tồn tại, nhưng chưa có kết luận về con số chính xác.
Tê giác một sừng chụp được ở miền Nam nước ta. (Ảnh: WWF).
Giám đốc dự án tê giác của tổ chức WWF Sarah Brook nói: "Chương trình khảo sát thực địa lần này nhằm mục đích đưa ra phát hiện về những bí mật của loài tê giác một sừng ít được biết đến này ở Việt Nam trong nỗ lực bảo vệ loài động vật này trước nguy cơ tuyệt chủng".
Sau 5 ngày khảo sát, 7 mẫu phân của tê giác cũng đã được tìm ra, mang đến sự tự tin cho nhóm nghiên cứu về khả năng có thể thu thập được tất cả thông tin khoa học cần thiết.
Các mẫu phân sẽ được gửi tới Queen's University ở Canada để phân tích DNA, xác định giới tính và số lượng cá thể. Sau đó tổ chức về Động vật học của London sẽ tiến hành bản phân tích hóc môn để chỉ ra khả năng sinh sản và các mức độ tác động gây căng thẳng trong tình trạng hiện nay của loài vật này.
Bà Trần Minh Hiền, Giám đốc WWF Việt Nam cho hay: "Bảo tồn loài tê giác không chỉ vì đây là loài quý hiếm duy nhất ở Việt Nam mà còn là biểu trưng lớn nhất trong các nỗ lực bảo tồn hiện nay ở nước ta. Nếu chúng ta mất đi loài tê giác này thì tương lai của các loài quý hiếm và đặc hữu khác của Việt Nam cũng sẽ trong tình trang nguy hiểm".
Loài tê giác một sừng qua buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp trở thành mặt hàng đặc biệt có giá trị cao. Sừng, da và phân tê giác được sử dụng cho những mục đích y học. Việc mở rộng sản xuất nông nghiệp và phát triển hệ thống thủy điện đã góp phần tạo thêm áp lực cho loài vật vốn còn rất ít này. Để nâng cao hiệu quả bảo vệ cho loài tê giác cũng như các loài hoang dã đang bị đe dọa bởi những người săn trộm, tổ chức WWF đã hợp tác với dự án Tê giác châu Á hỗ trợ cộng đồng dân cư địa phương để họ tham gia bảo vệ bằng cách tuần tra cùng lực lượng kiểm lâm và cán bộ vườn. |

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom
Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.
