Tình cảnh người dân vùng động đất Himalaya

Người dân vùng chịu ảnh hưởng dưới chân dãy Himalaya phải vật lộn với cuộc sống khó khăn sau khi hứng chịu cơn địa chấn 6,9 độ Richter khiến 67 người thiệt mạng.

Một tấm vải vá víu được căng trên những cột khung thành bóng đá để che mưa không phải là một giải pháp lý tưởng cho Amrita Laqandri và gia đình của cô. Nhưng ít nhất đó là một nơi tương đối an toàn. Đối với cô nội trợ 32 tuổi cùng cả chục người thân, bao gồm bố mẹ, cô dì, chú bác và những người anh em họ, an toàn là vấn đề được quan tâm nhất lúc này.

Tình cảnh người dân vùng động đất Himalaya
Khung thành bóng đá thành mái ấm tạm bợ cho những
người dân thành phố Gangtok. (Ảnh: AFP)

Giống như hàng trăm người dân khác của Gangtok, thủ phủ bang miền đông bắc Sikkim của Ấn Độ, Laqandri và các thành viên trong gia đình của cô chọn sân bóng đá của thành phố cho đêm thứ hai ngủ ngoài trời, kể từ sau khi trận động đất xảy ra hôm 18/9.

"Sân vận động là bếp ăn và cũng là chỗ ngủ của chúng tôi. Ai cũng quá lo sợ để có thể cân nhắc bất kỳ điều gì khác", Laqandri nói trong khi vẫn đang pha trà và làm nóng bánh mỳ trên bếp lò mang theo từ nhà.

Laqandri là vợ của một sĩ quan cảnh sát. Giống như nhiều người khác ở Gangtok, cô đang ngủ khi trận động đất 6,9 độ Richter xảy ra. Laqandri và nhiều người khác vẫn còn may mắn hơn ít nhất 35 người đã chết tại bang Sikkim. Gangtok cách tâm chấn khoảng 68km về phía đông nam. Tâm chấn này thuộc một vùng hẻo lánh gần biên giới Ấn Độ và Nepal.

Sau một ngày đêm cảm nhận các dư chấn khác nhau, Laqandri cho biết thành phố Gangtok đang rộ lên những tin đồn rằng một cơn địa chấn lớn hơn nữa có thể xảy ra tại đây bất cứ lúc nào. "Tốt hơn là nên ngủ ở ngoài trời, thay vì thức giấc liên tục suốt đêm trong một căn phòng", cô nói. "Khi tôi cảm thấy an toàn hơn một chút, tôi sẽ về nhà sau."

Các điều kiện tại sân vận động thành phố Gangtok không thật tốt để làm một nơi lưu trú tạm bợ. Mặt sân sũng nước suốt những ngày qua vì những cơn mưa đúng mùa. Mưa phùn rơi suốt đêm khiến tình hình càng trở nên khó khăn. Những chiếc xe sang trọng đỗ bên ngoài sân cho thấy sự tác động như nhau mà những người dân Gangtok phải gánh chịu. Ngay cả những người giàu có nay cũng trở thành không nhà cửa và đứng trước nguy cơ nghèo khổ.

Tình cảnh người dân vùng động đất Himalaya
Cảnh sống tạm bợ tại sân vận động của người dân Gangtok. (Ảnh: AFP)

Sandeep Gurum, một quan chức ngành chăn nuôi của bang Sikkim, cũng chọn sân vận động nói trên là nơi tạm trú tốt nhất cho chính ông, vợ, người anh em trai, 4 đứa con và thậm chí cả chú chó mà gia đình ông đang nuôi. Lúc trận động đất xảy ra, Gurum và gia đình chạy ra khỏi nhà ngay khi chiếc tivi rơi xuống sàn, do tác động của những đợt rung lắc khiến tường và trần nhà bị nứt toác.

"Vợ tôi sợ hãi và tôi không muốn mạo hiểm với mạng sống của bọn trẻ. Chúng tôi vẫn chưa thể trở lại nhà vào lúc này", Gurum nói. Dùng những tấm đệm tập yoga để không bị ngấm nước từ mặt đất ướt súng và khoác những tấm chăn cho đỡ lạnh, họ vừa giương những chiếc ô để che mưa vừa ăn những món đồ mua được từ một quán ăn vẫn còn làm việc sau thảm họa.

Sau khoảng 24 giờ đầu tiên mất điện, Gangtok đã có điện trở lại vào rạng sáng ngày thứ hai. Những ngọn đèn tại sân vận động nhờ thế mà có thể đem lại chút cảm giác thoải mái và an toàn cho những người dân ở đây, khi màn đêm lại buông xuống.

Tại những khu nhà ở trong thành phố Gangtok, nhiều người dân chọn cách sống tạm ở bên ngoài nhưng gần nhà của họ. Người dân tụ tập thành các nhóm để trao đổi những câu chuyện về những gì đã xảy ra trong trận động đất.

Nanchu Lepcha, một chủ cửa hàng hoa quả, lo lắng về tình trạng cửa hàng của ông tại Lal Bazar, chợ bán buôn chính trong thành phố. Nó đã bị hư hại nghiêm trọng. "Người ta sẽ phải xây dựng lại rất nhiều. Ngay lúc này, tôi cần được hỗ trợ để ngăn việc trần nhà sụp xuống", Lepcha nói.

Trên một sườn đồi nhìn về thành phố Gangtok, một nhóm thiếu niên tụ tập lại và cùng nhau hát với những cây đàn guitar trên tay. Họ cùng nhau chờ mặt trời lên. "Chẳng ai muốn về nhà để ngủ hay nói về trận động đất. Chúng tôi nên ở lại đây, cùng hát và chơi nhạc", sinh viên cao đẳng Reema Parjul nói.

Parjul kể rằng một tảng đá lớn đã rơi xuống nhà của cậu sau trận động đất. "Trần nhà rạn nứt như mạng nhện. Tôi sẽ không ngủ ở đó", cậu nói.

Tình cảnh người dân vùng động đất Himalaya
Hình vẽ mô tả địa điểm nơi trận động đất
xảy ra và độ lớn của nó. (Đồ họa: Myforecast)

Trận động đất mạnh 6,9 độ Richter với tâm chấn ở bang Sikkim, Ấn Độ, gây ảnh hưởng trên một vùng rộng lớn tại nước này và Nepal, Trung Quốc. Chấn động lan truyền từ cơn địa chấn còn được cảm nhận tại cả thủ đô New Delhi của Ấn Độ và các thành phố Guwahati, Kolkata ở xa cả nghìn km.

Khu vực phía nam của Bangladesh cũng chịu ảnh hưởng của trận động đất. Ít nhất 67 người đã thiệt mạng tại Ấn Độ, Nepal và Khu trự trị Tây Tạng của Trung Quốc. Con số này được cho là sẽ còn tăng vì vẫn còn nhiều khu vực bị cách ly nên chưa thể thu thập số liệu chính xác.

Các đội cứu hộ đã đổ về vùng thảm họa dưới chân dãy Himalaya ngay sau khi trận động đất xảy ra. Tuy nhiên, mưa lớn và tình trạng lở đất hiện là những trở ngại lớn khiến các đội cứu hộ chưa thể vào được tất cả các vùng chịu ảnh hưởng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News