Tính toán sai, khủng long bị dư vài tấn thịt
Theo một nghiên cứu mới đây, các loài khủng long không khổng lồ như các nhà làm phim Hollywood miêu tả do sai sót trong quá trình tính toán trước đây.
Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Động vật London thuộc Hiệp hội Động vật học, theo đó Apatosaurus louisae, một trong những loài khủng long lớn nhất, trên thực tế chỉ to bằng một nửa so với những thông tin trước đây đưa ra. Trước đó, các nhà khoa học cho rằng Apatosaurus nặng 38 tấn nhưng 18 tấn mới là con số thực tế.
Loài khủng long Diplodpcus trên thực tế chỉ nặng 4.000 kg.
Gary Packard, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc ĐH bang Colorado, Mỹ cho biết: “Các nhà cổ sinh học 25 năm qua vẫn sử dụng số liệu cũ để tính toán cân nặng của những loài khủng long khổng lồ cùng những loài động vật lớn đã tuyệt chủng khác. Bằng dữ liệu qua quá trình tái kiểm tra các mẫu hóa thạch, chúng tôi thấy rằng các số liệu đó bị sai sót nghiêm trọng và trên thực tế khủng long chỉ to bằng một nửa so với những gì chúng ta vẫn tưởng tượng”.
Khủng long trên phim Hollywood lớn gấp đôi so với thực tế.
Các mẫu mà nghiên cứu sử dụng bao gồm 33 loài động vật có vú, từ những loài gặm nhấm nhỏ bé nặng khoảng 47g cho tới những loài khổng lồ nặng 4 tấn.
Các nhà khoa học đã ngoại suy các số đo của những loài vật này. Tuy nhiên, vì việc tính toán bằng phép logarit đó chỉ sai một chút đã nhân kích thước thực của khủng long lên gấp nhiều lần.
Các loài khủng long không tránh khỏi những sai sót về kích thước, như Styracosaurus, giảm 21% từ 4.200 kg xuống còn 3.300 kg; Diplodocus, giảm 27% từ 5.500 kg xuống 4.000 kg.
Những phán đoán mới này liên quan đến hàng loạt lý thuyết về mặt sinh học của khủng long, từ sự chuyển hóa năng lượng để đáp ứng nhu cầu về thức ăn tới các phương thức vận động.