Tinh trùng gián từ 30 triệu năm trước khiến giới khoa học phấn khích
Nhà côn trùng học George Poinar Jr. trong khi quan sát một mảnh hổ phách Dominica 30 triệu năm tuổi đã phát hiện ra một thứ quý hiếm: một loài gián hóa thạch đã tuyệt chủng, hoàn chỉnh với các tế bào tinh trùng. Đây là "tinh trùng gián hóa thạch đầu tiên" từng được phát hiện.
Gián được bảo quản trong hổ phách.
Hổ phách vốn nổi tiếng với việc bảo tồn hệ thực vật và động vật không may dính phải trên đường di chuyển của chúng. Hổ phách mang đến cho chúng ta những cái nhìn đáng chú ý về cuộc sống từ lâu, từ những bông hoa tinh xảo đến những con bọ kỳ quái.
Con gián hóa thạch dài khoảng 7mm, nó có những chiếc gai dài, được sử dụng để tự vệ trên các chân. Điều thú vị nữa là hóa thạch có chứa các tinh trùng có acrosome sẫm màu, các cấu trúc bao phủ đầu tinh trùng, vì tinh trùng hóa thạch rất hiếm. Các tế bào tinh trùng được tìm thấy ở đầu bụng của con gián.
Loài gián này được đặt tên là là Supella dominicana. Họ hàng hiện đại gần nhất của nó được tìm thấy ở châu Á và châu Phi, cách xa Cộng hòa Dominica. Điều này nghe có vẻ bí ẩn, đặt ra một câu hỏi: điều gì đã khiến loài gián này tuyệt chủng trong khi ngày nay rất khó để loại bỏ chúng?
Có vẻ như các chuyên gia sẽ không đập vỡ lớp hổ phách để cố gắng lấy những tế bào tinh trùng đó. Con gián là lịch sử và nó sẽ mãi thuộc về lịch sử.
- Trái đất hứng 8 quả "pháo sáng vũ trụ", mất điện vô tuyến ở Đại Tây Dương
- Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
- Những loài động vật đặc biệt có khả năng tỏa mùi thơm quyến rũ