Trái đất hứng 8 quả "pháo sáng vũ trụ", mất điện vô tuyến ở Đại Tây Dương
Theo tờ Space, vào hôm 14-12, vết đen Mặt trời này đã bắn ra ít nhất 8 quả pháo sáng vũ trụ. Một trong số chúng - mang mã số M6 - đã gây ra sự cố mất điện vô tuyến sóng ngắn trên Đại Tây Dương vào lúc 21 giờ 42 phút (giờ Việt Nam) tối 14-12.
Một quả pháo sáng vũ trụ được khai hỏa từ vết đen Mặt trời AR3165 - (Ảnh: SDO/NASA).
Các quả pháo sáng vũ trụ này gây ra thứ gọi là bão địa từ hay bão Mặt trời, là những vụ bùng nổ bức xạ điện từ di chuyển với tốc độ ánh sáng. Khi va chạm với các đường sức từ trong từ quyển của Trái đất, chúng có thể gây nhiễu loạn hệ thống điện, viễn thông, thậm chí khiến vệ tinh "lạc đường".
Các quả pháo sáng loại X là mạnh nhất, loại M theo sau. 8 quả hướng về Trái đất hôm 14-12 là loại M nhưng các nhà khoa học ngờ rằng sẽ có một quả loại X vào hôm 15-12, kèm theo là một "vụ phóng khối lượng đăng quang", tức CME, một quả cầu lửa khổng lồ bằng plasma.
Khi CME xuất hiện, cực quang thường thắp sáng bầu trời địa cực Trái đất nhưng cũng có thể khiến vệ tinh bị đánh bật khỏi quỹ đạo.
Vết đen Mặt trời AR3165 mới xuất hiện gần đây trên phần nhìn thấy được của Mặt trời. Đó là nơi các đường sức từ bị xoắn lại và căng. Sự dồn nén này sẽ làm thỉnh thoảng những quả pháo sáng mang đầy năng lượng được bắn ra, như một kiểu giải tỏa.

Xem trạm ISS hiện đang ở đâu chỉ bằng những trang web đơn giản này
Bài viết sẽ chia sẻ một số cách giúp bạn dễ dàng theo dõi vị trí hiện tại của trạm ISS ở trên bầu trời.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Lực đẩy của siêu tên lửa Mỹ sắp phóng ngay tháng 8: Bữa tiệc cho mọi giác quan!
Sự kiện Mỹ phóng siêu tên lửa SLS sắp diễn ra. Dự kiến, hàng trăm nghìn người sẽ xem tận mắt khoảnh khắc lịch sử này.

Hiện tượng thiên văn được Albert Einstein tiên đoán từ 1 thế kỷ trước
Thuyết tương đối rộng của Einstein đã tiên đoán đúng về sự xuất hiện của các vật thể lớn như lỗ đen nhị phân, dù hiện tượng này chưa từng được quan sát thấy.

Tên lửa khổng lồ của NASA phóng lần đầu và có thể là lần cuối
Công nghệ cũ, giá thành đắt đỏ, không thể tái sử dụng làm tên lửa Hệ thống Phóng Không gian kém hấp dẫn so với các đối thủ tư nhân.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.
