Tổ tiên của Charles Darwin có gốc từ châu Phi
Cha đẻ Thuyết tiến hóa Charles Darwin có thể không bao giờ tưởng tượng được rằng công nghệ ADN có thể giúp xác định nguồn gốc tổ tiên của ông từ hàng chục nghìn năm trước.
Hai trăm năm sau ngày sinh của Charles Darwin (1809-1882), các nhà khoa học thuộc dự án Nhân chủng học đã xác định được rằng cha đẻ thuyết tiến hóa là hậu duệ của giống người Cro-Magnon, một bộ tộc di cư từ châu Phi khoảng 45.000 năm trước đây.
Sau khi di cư về phía Bắc để tới Trung Đông, tổ tiên của dòng họ Darwin tiến về phía Tây để tới châu Âu vào khoảng 10.000 năm sau đó. Tại châu Âu, những người Cro-Magnon xung đột với tộc người Neanderthal và cùng với thời gian tộc người Neanderthal đã bị tuyệt chủng.
Khi Kỷ nguyên Băng hà trở nên tồi tệ hơn, những người Cro-Magnon tiến về vùng đất ấm áp hơn ở Tây Nam châu Âu và sau đó trở thành những cư dân chính của châu Âu cách đây 12.000 năm.
Hành trình xuyên suốt thời gian này đã được lần ra nhờ sự giúp đỡ của Chris Darwin, một người cháu trai bốn đời của Charles Darwin di cư sang Australia từ năm 1968 và hiện đang làm nghề hướng dẫn viên du lịch ở vùng Blue Mountains thuộc phía Tây Sydney. Một phân tích nhiễm sắc thể Y do dự án Nhân chủng học tiến hành cho thấy Chris Darwin, năm nay 48 tuổi, thuộc dòng tộc có tên gọi là Haplogroup R1b, một trong số những dòng tộc rất phổ thông ở châu Âu và là hậu duệ trực tiếp của người Cro-Magnon.
Phát biểu tại lễ công bố kết quả nghiên cứu ở Bảo tàng Australia hôm 4/1, Chris Darwin liên tưởng cụ Charles Darwin của ông, người đầu tiên phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên, "sẽ bị mê hoặc bởi công nghệ gen, công cụ có thể tra lại nguồn gốc của các loài".
Dự án Nhân chủng học được khởi động từ năm 2005 để thu thập và phân tích mẫu ADN của hàng trăm nghìn người trên khắp thế giới. Giám đốc dự án Spencer Wells thừa nhận rằng sẽ là điều ngạc nhiên nếu cha đẻ của Thuyết tiến hóa không thuộc nhóm Haplogroup R1b, nhóm chiếm tới 70% đàn ông ở miền Nam nước Anh./.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
