Tổ tiên loài người di cư vòng quanh thế giới sớm hơn ta tưởng nhiều

Theo quan điểm truyền thống, các nhóm người hiện đại sớm đã di cư khỏi châu Phi cách đây 60 ngàn năm. Gần đây, các nhà khoa học vừa phát hiện bằng chứng cho thấy thời điểm mà tổ tiên chúng ta bắt đầu di cư có thể sớm hơn rất nhiều.

Từ hàng ngàn năm trước, những người hiện đại (Homo Sapiens) đầu tiên đã vượt núi, sa mạc và đại dương để đến châu Phi. Châu Phi là địa điểm đầu tiên trên sơ đồ tiến hóa loài người, và từ đó chúng ta sinh sôi, lan rộng đến châu Á, châu Úc.


Châu Phi là địa điểm đầu tiên trên sơ đồ tiến hóa loài người.

Theo quan điểm truyền thống, việc loài người rời khỏi châu Phi diễn ra cách đây 60 ngàn năm. Các nhà nghiên cứu đã thống nhất rằng hầu hết người ngoài châu Phi ngày nay đều sao chép tổ tiên của mình theo chân cuộc di cư lớn nói trên.

Gần đây, các nhà khoa học vừa khám phá một số bằng chứng cho thấy thời điểm mà tổ tiên chúng ta bắt đầu di cư có thể sớm hơn rất nhiều, cách đây khoảng 120 ngàn năm. Những người di cư đầu tiên cũng đã giao cấu với các loài linh trưởng khác sống cùng thời như Neanderthals và Denisovans (Người Denisovan sống ở Siberia, Nam Á... và có cùng nguồn gốc với người Neanderthal. Các loài họ hàng gần của loài người này đều đã tuyệt chủng). Đến hôm nay chúng ta đã tìm thấy các dấu vết gene của những nhóm người di cư sớm nói trên.


Tổ tiên chúng ta bắt đầu di cư có thể sớm hơn rất nhiều, cách đây khoảng 120 ngàn năm. (Ảnh: News Leak Center).

Thông tin mới được công bố trên tạp chí Science buộc các nhà khoa học phải điều chỉnh lại các kiến thức đã biết. Theo nhà khảo cổ học Michael Petraglia đến từ học viện Khoa học Lịch sử Loài người Max Planck (Đức) và cũng là một tác giả tham gia nghiên cứu này, các cuộc di cư khỏi châu Phi trước thời điểm 60 ngàn năm có thể là những nhóm nhỏ người đi tìm thức ăn cho gia súc. Một số trong các nhóm này đã để lại các dấu vết gen cấp thấp ở người hiện đại. Sự kiện đã diễn ra cách đây 60 ngàn năm hoặc trễ hơn nữa là một cuộc di cư lớn khỏi châu Phi.

Theo những phát hiện gần đây được xem xét trong nghiên cứu mới, câu chuyện loài người di tản khắp thế giới phức tạp hơn chúng ta từng nghĩ.


Bản đồ các địa điểm và con đường di cư được giả định khi người hiện đại đi tìm thức ăn ở châu Á vào cuối kỷ Pleistocene cách đây 126 ngàn năm (Ảnh: Katerina Douka, Michelle O'Reilly).

Các hóa thạch đầu tiên được xem là "người hiện đại" dựa trên thời điểm vật lý cách đây 200 ngàn năm. Tàn tích của người Homo sapiens được tìm thấy tại Sừng châu Phi (Horn of Africa) có niên đại ít nhất 195 ngàn năm tuổi.

Theo quan điểm cũ, việc sử dụng công cụ bắt đầu tại châu Phi cách đây 60 ngàn năm rồi lan rộng về phía Bắc và Đông. Nhưng một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng các hành vi hiện đại hơn như sử dụng dao, đánh cá ở biển sâu và nghệ thuật hang động đã có từ trước cuộc di cư lớn. Và có những trường hợp mà các hành vi này liên quan tới dân số ở các loài linh trưởng khác. Những người hiện đại đầu tiên đi tìm thức ăn cho gia súc và giao cấu với các loài đó đã góp phần truyền bá các hành vi này.

Quan điểm mới đã giải thích được vì sao những người ngoài châu Phi ngày nay vẫn có khoảng 1-4% di sản của người Neanderthal và các cư dân Melanesia hiện đại có khoảng 5% di sản của người Denisovan. Các nhóm linh trưởng sớm này và người hiện đại đã giao phối, truyền bá văn hóa và vật liệu gene với nhau.


Hành vi hiện đại hơn như sử dụng dao, đánh cá ở biển sâu và nghệ thuật hang động đã có từ trước cuộc di cư lớn. (Ảnh: News Leak Center).

Như vậy là, trên thực tế, "sự lan truyền của những hành vi được cho là loài người hiện đại đã không xảy ra theo một tiến trình vượt thời gian đơn giản từ tây sang đông", trưởng nhóm nghiên cứu đến từ đại học Hawaii ở Manoa, Christopher Bae, cho biết.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất