Tìm thấy xương người cổ đại nhất tại nơi bất ngờ
Các mẩu xương cùng với những công cụ bằng đá 300.000 năm tuổi đã được tìm thấy ở một địa điểm bất ngờ và có thể làm thay đổi lịch sử về loài người.
Hàng trăm nghìn năm trước, khoảng 100km về phía tây của nơi mà ngày nay là thành phố Marrakesh của Maroc, một nhóm người sống trong hang đã nhận thấy cảnh quan tươi tốt của Maroc. Họ quyết định nghỉ lại đây, nhóm một ngọn lửa để sưởi ấm. Họ đi săn, mài sắc các công cụ đá. Và họ chết cũng ngay trong hang để lại bộ xương bị vùi lấp dưới cát bụi. Tại thời điểm đó, không có gì đáng chú ý về những cư dân hang động này.
Ảnh phác họa về loài Homo sapiens.
Giờ đây khi được xác định là Homo sapiens, một loài khỉ đã sống rộng khắp châu Phi thì cái chết của họ đã trở nên đặc biệt quan trọng. Hang động này ngày nay được gọi là Jebel Irhoud và bộ xương của các cư dân sống trong hang vừa mới được một nhóm nhà khoa học quốc tế phát hiện.
Đó chính là những bộ hài cốt hóa thạch của loài Homo sapiens cổ xưa nhất từng được tìm thấy. Trước đây, kỷ lục thuộc về hai bộ xương người ở Ethiopia niên đại chừng 160.000 năm và 195.000 năm.
Tuy nhiên, các bộ xương trong hang Jebel Irhoud cùng với những công cụ đá của họ lại cổ xưa hơn cả, đã tồn tại được 315.000 năm.
Theo tạp chí Atlantic của Mỹ, nơi tìm thấy hóa thạch này cũng là điều gây chú ý. Sự xuất hiện của chúng ở vùng Bắc Phi đã làm thay đổi suy nghĩ nguồn gốc của nhân loại phát sinh từ phía đông của lục địa này. Ông Philipp Gunz tại Viện nghiên cứu Nhân học Tiến hóa Max Planck cho hay: "Những gì mọi người, kể cả bản thân tôi, đã từng nghĩ rằng có một cái nôi của loài người ở Đông Phi khoảng 200.000 năm trước và tất cả con người hiện đại đều kế thừa từ bộ phận người đó".
Hang đá Jebel Irhoud. (Ảnh: Max Planck Insitute).
Tuy nhiên, "các phát hiện mới cho thấy rằng Homo sapiens cổ xưa hơn nhiều và đã lan rộng khắp châu Phi cách đây 300.000 năm. Họ thực sự cho thấy câu chuyện châu Phi về loài của chúng ta phức tạp hơn những gì chúng ta từng nghĩ”.
Phát hiện mới này là một “khám phá vô cùng quan trọng”, ông Zeray Alemsege tại Đại học Chicago nhận xét. Theo ông, những bộ xương loài Homo sapiens trong hang Jebel Irhoud đánh dấu mốc thời gian quan trọng khi các thành viên sơ khai nhất của loài người có thể tiến hóa. Và chúng cũng giữ vai trò đáng kể để chúng ta hiểu rõ hơn các mô hình tiến hóa về thể chất và hành vi (giữa con người) trên lục địa châu Phi – khẳng định nguồn gốc châu Phi của tổ tiên loài người.
- Hóa thạch 335.000 tuổi đảo lộn lý thuyết tiến hóa con người
- Những sự thật không ngờ về thời "ăn lông ở lỗ"