Toàn bộ 16GB Wikipedia tiếng Anh được lưu trữ trên ADN, nằm gọn trong ống nghiệm thế này đây

Chỉ cần là người biết chút ít về công nghệ, đã từng mượn đĩa hay ra hàng mua đĩa cài phần mềm, bạn cũng đã có khái niệm về công nghệ lưu trữ và chia sẻ dữ liệu điện tử. Ta đi từ đĩa mềm, đĩa cứng rồi đến ổ cứng, USB, thẻ nhớ - kích cỡ ngày một khác, dung lượng ngày một lớn.

Và giờ là ngã rẽ tiếp theo trong ngành lưu trữ: ta sử dụng thứ công cụ có sẵn trên Trái Đất cả triệu năm nay, đó chính là ADN. Hôm thứ Sáu vừa rồi, startup Catalog tuyên bố họ đã lưu trữ được toàn bộ dữ liệu trên Wikia (phiên bản tiếng Anh) vào ADN, thứ vốn vẫn có sẵn trong cơ thể bạn.

Toàn bộ 16GB Wikipedia tiếng Anh được lưu trữ trên ADN, nằm gọn trong ống nghiệm thế này đây
Catalog sử dụng những sợi ADN tổng hợp làm sẵn để ghi dữ liệu.

Họ làm được bước đột phá nhờ một công cụ đột phá không kém: thiết bị ghi dữ liệu lên ADN có kích cỡ to… tương đương với một căn phòng! Có hai điều lưu ý trước khi bạn trầm trồ:

  • Cái máy tính đầu tiên của nhân loại cũng có kích cỡ khổng lồ như vậy đó.
  • Ta chưa vứt thẻ nhớ sang một bên được đâu. Tuy nhiên, Catalog khẳng định đã có những nơi tìm được ứng dụng cho những ADN lưu trữ dữ liệu này.

Những sợi ADN vô cùng nhỏ và rất khó để làm việc trên chúng, nhưng những phân tử sinh học này chứa được nhiều dữ liệu hơn ta tưởng; ngoài việc mang theo dữ liệu để phân chia rành mạch quả chuối với con khỉ, tiềm năng lưu trữ của ADN còn lớn hơn thế. Catalog sử dụng những sợi ADN tổng hợp làm sẵn, dù ngắn hơn ADN người chút nhưng chứa được một lượng rất lớn dữ liệu.

Nghe chừng sử dụng hệ thống lưu trữ sinh học không mấy khả quan, nhất là ta đã có sẵn những ổ chứa với dung lượng cực lớn, nhưng khoa học làm vậy là có lý do cả. ADN có cấu trúc ổn định, cả về sinh học lẫn cấu trúc vật lý của nó; hơn nữa, khi ADN là nền móng của cả nền sinh học Trái Đất, nó sẽ là thứ công cụ lưu trữ tối cao, không thể bị thay thế như cái cách đĩa mềm tuyệt chủng khi đĩa CD lộ diện.

Toàn bộ 16GB Wikipedia tiếng Anh được lưu trữ trên ADN, nằm gọn trong ống nghiệm thế này đây
Cỗ máy ghi dữ liệu lên ADN của Catalog.

Ai sẽ là người tận dụng được công cụ lưu trữ mới? Catalog đã có cộng sự đầu tiên, đó là Arch Mission Foundation với sự mệnh trọng tâm là lưu trữ tri thức của con người không chỉ trên Trái Đất, mà ở bất cứ nơi nào trong Hệ Mặt Trời “bé nhỏ” này. Ngoài AMF, Catalog không tiết lộ thêm ai sẽ sử dụng dịch vụ của họ, cũng như chi phí để ghi dữ liệu lên ADN là bao nhiêu.

Chúng tôi đã và đang có bàn luận với các cơ quan chính phủ, những dự án khoa học quốc tế thường phải lưu trữ một lượng dữ liệu khổng lồ, những công ty lớn của ngành dầu mỏ hay khí đốt, những công ty giải trí, truyền thông, tài chính và nhiều nơi khác nữa”, Catalog tuyên bố.

Hiện tại, họ đang sở hữu công cụ ghi dữ liệu lên ADN với tốc độ 4 megabit/giây. Nếu tối ưu hóa hệ thống, tốc độ có thể được nhân thêm vài lần, cho phép lưu trữ được 125 gigabyte/ngày.

Catalog sử dụng hệ thống cho phép khách hàng truy cập vào cơ sở dữ liệu lớn. Dù ADN lưu trữ dữ liệu trong những chuỗi dài, Catalog vẫn có thể đọc được thông tin tại bất kỳ đâu nhờ các thiết bị dò cỡ hiển vi. Nói một cách khác, đây là một kiểu truy xuất bộ nhớ ngẫu nhiên.

Dù dữ liệu ghi trên ADN có thể bị làm hỏng bởi các tia Vũ trụ, nhưng Catalog vẫn khẳng định cách lưu trữ này ổn định hơn nhiều các công nghệ ta có hiện tại.

Suy cho cùng, ta vẫn lấy được ADN của các con vật tuyệt chủng từ cả ngàn năm trước đấy thôi? Còn cái USB chắc chỉ dùng được chục năm nữa là cùng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm sau, bạn không cần cắm sạc mà điện thoại vẫn đầy pin

Năm sau, bạn không cần cắm sạc mà điện thoại vẫn đầy pin

Công nghệ sạc không dây thực thụ đang được phát triển, cho phép nạp đầy pin không cần cắm điện ở khoảng cách 1 mét.

Đăng ngày: 01/07/2019
Tương lại, bạn có thể bay xuyên quốc gia nhờ máy bay siêu thanh của Lockheed Martin

Tương lại, bạn có thể bay xuyên quốc gia nhờ máy bay siêu thanh của Lockheed Martin

Việc có máy bay siêu thanh để đi hay không phụ thuộc vào kết quả nghiên cứu của Lockheed Martin và NASA.

Đăng ngày: 30/06/2019
Hệ thống mới thay thế đèn giao thông, hứa hẹn tiết kiệm 20% thời gian lưu thông

Hệ thống mới thay thế đèn giao thông, hứa hẹn tiết kiệm 20% thời gian lưu thông

Đây là hệ thống tín hiệu trong xe dựa trên giao tiếp giữa các phương tiện với nhau.

Đăng ngày: 30/06/2019
Bom ninja - vũ khí đặc biệt của quân đội Mỹ

Bom ninja - vũ khí đặc biệt của quân đội Mỹ

Đó là một loại vũ khí không phát nổ mà chĩa ra 6 lưỡi dao để xé tan mục tiêu. Nó đã được sử dụng trong các vụ tấn công quan trọng do lực lượng Mỹ thực hiện năm 2017 và 2019.

Đăng ngày: 28/06/2019
Các nhà khoa học vừa tạo ra robot cá chạy bằng

Các nhà khoa học vừa tạo ra robot cá chạy bằng "máu"

Hệ thống truyền năng lượng của robot này sẽ mô phỏng máu trong cơ thể của chúng ta.

Đăng ngày: 28/06/2019
Loa thông minh nhận biết suy tim để gọi cấp cứu

Loa thông minh nhận biết suy tim để gọi cấp cứu

Các nhà khoa học ở Đại học Washington đã trang bị thêm một công cụ mới như trợ lý ảo Amazon Alexa cho những chiếc loa thông minh giúp thu bắt được âm thanh biểu thị bệnh suy tim qua hơi thở và gọi xe cứu thương.

Đăng ngày: 26/06/2019
MIT vừa tạo ra một mạng thần kinh chuyên phân tích... bánh pizza

MIT vừa tạo ra một mạng thần kinh chuyên phân tích... bánh pizza

Mô hình AI này có khả năng đọc hướng dẫn làm bánh và tạo ra sản phẩm hoàn thiện.

Đăng ngày: 25/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News