Tokyo có thể bị động đất lớn trong những năm tới
Thủ đô Tokyo của Nhật Bản và các vùng ngoại ô thành phố này được dự báo có nhiều khả năng phải hứng chịu động đất lớn trong vài năm tới.
Đài TNHK dẫn lời chuyên viên Shinichi Sakai của Đại học Tokyo cho biết: “Theo tính toán của chúng tôi, hoạt động của lớp vỏ Trái Đất đã tăng từ 6 đến 7 lần. Vào thời điểm này, chúng tôi dự đoán 98% sẽ có động đất (ở Tokyo) trong vòng 30 năm tới, còn trong vòng 4 năm tới thì khoảng 70%".
Các chuyên viên cũng dùng máy tính để tiên liệu tiềm năng thiệt hại của Tokyo khi có một trận động đất. Kết quả cho thấy nếu gặp động đất có 7,3 độ, sẽ có khoảng 11.000 người chết và 850.000 nhà cửa bị phá hủy.
Trước những cảnh báo trên, chính quyền thành phố Tokyo đang tích cực chuẩn bị để đối phó và giảm thiểu thiệt hại do động đất gây ra.
Tại Công ty Shimizu, các chuyên viên đang nghiên cứu các công nghệ xây dựng tiên tiến để chống động đất, ví dụ như móng tòa nhà làm bằng chất cao su đặc để có thể chịu đựng sức lắc của động đất, hoặc cho tòa nhà nổi một phần trên mặt nước để giảm tác động của sức lắc.
Kỹ sư Masaaki Saruta của Công ty Shimizu cho biết Tokyo đã chuẩn bị tốt hơn các thành phố khác vì các tòa nhà mới xây gần đây đủ chắc để chịu đựng một trận động đất lớn, trong khi các tòa nhà cũ đã được cải tiến. Ông nói: "Tôi không nói sẽ không có thiệt hại, nhưng chúng tôi có chuẩn bị. Tokyo sẽ không bị hủy diệt".
Các buổi thực tập chống động đất đã được thực hiện trong các khu vực ngoại ô của Tokyo. Khi nghe còi báo động, mọi người phải nhanh chóng tìm chỗ an toàn.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.
