Tổng quan về vi khuẩn Salmonella

Nhiễm khuẩn Salmonella không chỉ lây lan qua sự tiếp xúc. Salmonella có thể có mặt trong gia cầm, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa… chưa được đun nấu kỹ. Trẻ nhỏ do có hệ miễn dịch yếu nên có nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonell cao hơn so với người lớn.

Vi khuẩn Salmonella là gì?

Salmonella thuộc họ Enterobacteriaceae (vi khuẩn đường ruột) là một giống vi khuẩn hình que, trực khuẩn gram âm, kị khí tùy nghi không tạo bào tử, di động bằng tiên mao, sinh sống trong đường ruột, có đường kính khoảng 0,7 µm đến 1,5 µm, dài từ 2 µm đến 5 µm và có vành lông rung hình roi.

Hầu hết các loài Salmonella có thể sinh hydro sulfua. Salmonella không lên men lactose (trừ Salmonella arizona) và sucrose nhưng lên men được dulcitol, mannitol và glucose. Chúng kém chịu nhiệt nhưng chịu được một số hóa chất: brilliant green, sodium lauryl sulfate, selenite,...

Có hai loài vi khuẩn Salmonella, Salmonella bongori và Salmonella enterica.

Tổng quan về vi khuẩn Salmonella
Hầu hết các loại Salmonella đều tác hại trực tiếp vào bao tử khiến người bệnh đau bụng.

Tác hại của vi khuẩn Salmonella

Salmonellosis (bệnh gây ra bởi vi khuẩn Salmonella) là bệnh có thể truyền nhiễm từ thú sang người và ngược lại. Ngoài ra, sự lây nhiễm cũng thường xảy ra qua thực phẩm, đặc biệt là qua trứng và thịt gia cầm.

Hầu hết các loại Salmonella đều tác hại trực tiếp vào bao tử khiến người bệnh đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa trong vài ngày. Tuy nhiên, cũng có loại vào đường ruột, gây thương hàn khiến người bệnh có thể tử vong.

Khả năng nhiễm khuẩn Salmonella

  • Do không bảo đảm an toàn thực phẩm trong khâu chế biến, đặc biệt là trong các nhà bếp lớn phục vụ nhiều thực khách, bởi các chất bài tiết (nước bọt, nước tiểu, phân và nước dịch cơ thể khác) của người bệnh, ngay cả trong trường hợp bệnh chưa phát và người bệnh được xem là khỏe mạnh khi khám nghiệm lâm sàng; và động vật, đặc biệt là từ các loài bò sát không bị phát hiện nhiễm bệnh (tỷ lệ nhiễm là 90%), một mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
  • Mặt nước bị ô nhiễm và nước tù đọng (ví dụ như trong ống vòi sen và các thiết bị truyền nước mà không được sử dụng lâu dài trước đó).
  • Sự không vệ sinh của gia cầm đông lạnh khi làm tan đá (nhiều vi khuẩn có trong nước đông)
  • Trứng tươi sống đến từ gia cầm bị nhiễm khuẩn salmonella (thường là salmonella chỉ có trên vỏ trứng.
  • Khuẩn Salmonella cũng có thể lọt vào trong nếu vỏ trứng bị hư hay là rạn nứt, hay là qua tay người), thường gây ngộ độc khi ăn trứng hoặc sản phẩm gia cầm chưa chế biến kỹ hoặc nấu chín.
  • Vi khuẩn này cũng có thể qua sữa chưa được tiệt trùng, cá ngừ sống, dưa chuột, cà chua, giá đỗ nhiễm khuẩn...

Tổng quan về vi khuẩn Salmonella
Salmonella có thể có mặt trong gia cầm, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa… chưa được đun nấu kỹ.

Cách phòng tránh khuẩn Salmonella

  • Rửa sạch tay (với xà bông) sau khi đi vệ sinh, thay tã, chạm vào động vật và trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn.
  • Chỉ mua và sử dụng các sản phẩm chế biến (bơ, sữa, xúc xích, thịt nguội, pa-tê…) của những nơi cung ứng đáng tin cậy, có điều kiện bảo quản tốt…
  • Tách biệt giữa thực phẩm nấu chín và chưa nấu. Khi vận chuyển, bảo quản phải tách biệt trái cây và rau quả với thịt sống. Luôn bảo quản thức ăn chưa dùng trong tủ lạnh.
  • Hạn chế ăn trứng sống và chưa nấu chín, hạn chế hoặc tránh món ăn có chứa trứng sống.
  • Luộc chín kỹ các loại thịt, đặc biệt là thịt gà (tới khi thịt không còn đỏ hoặc màu hồng).
  • Không dùng sữa chưa được tiệt trùng, hay các sản phẩm sữa chưa được tiệt trùng khác.
  • Không ăn những trái cây và rau quả đã cắt sẵn và không được bảo quản lạnh.
  • Bảo đảm an toàn thực phẩm, sau khi chế biến những món sống phải làm sạch các dụng cụ chế biến, bếp… bằng xà bông và nước hoặc dung dịch tẩy rửa.
  • Không để các loài bò sát và lưỡng cư vào trong nhà có trẻ dưới 5 tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu.

Bệnh nhiễm khuẩn salmonella là gì?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Ý tưởng siêu thực vật được trao giải

Ý tưởng siêu thực vật được trao giải "Oscar khoa học" trị giá 3 triệu USD

Đây là một giải thưởng danh giá được trao hàng năm cho các nhà khoa học do những người đứng đầu Thung lũng Silicon tạo lập.

Đăng ngày: 09/12/2017
Quả bơ 2,4kg có thể phá kỷ lục thế giới ở Hawaii

Quả bơ 2,4kg có thể phá kỷ lục thế giới ở Hawaii

Pamela Wang, một cư dân ở Kealakekua, Hawaii, tìm thấy quả bơ nặng 2,37kg hồi cuối tuần trước, theo Science Alert.

Đăng ngày: 08/12/2017
Virus HPV thầm lặng hủy diệt sức khỏe phụ nữ như thế nào?

Virus HPV thầm lặng hủy diệt sức khỏe phụ nữ như thế nào?

Virus HPV (Human papilloma virus) là một trong những tác nhân gây ra ung thư cổ tử cung ở nữ giới và các bệnh liên quan như sùi mào gà, ung thư hậu môn…

Đăng ngày: 08/12/2017
Thuốc trừ sâu thế hệ mới thân thiện với loài ong

Thuốc trừ sâu thế hệ mới thân thiện với loài ong

Ong và những loài thụ phấn khác rất cần cho ¾ mùa vụ trên thế giới, tuy nhiên chúng đang bị suy giảm nghiêm trọng trong những thập kỷ gần đây do sự phá hủy môi trường sống.

Đăng ngày: 05/12/2017
Vi khuẩn lam có thể cấp điện cho thiết bị điện tử nhỏ

Vi khuẩn lam có thể cấp điện cho thiết bị điện tử nhỏ

Các nhà khoa học ở Cao đẳng Hoàng gia London và Đại học Cambridge đã công bố nghiên cứu về loại pin quang điện sinh học trên tạp chí Nature Communications.

Đăng ngày: 05/12/2017
Sâu bướm giả kiến đánh lừa trí tuệ nhân tạo

Sâu bướm giả kiến đánh lừa trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) của iNaturalist, website chia sẻ và lưu trữ hình ảnh thiên nhiên, nhầm lẫn sâu bướm Homodes bracteigutta là một loài kiến, Newsweekhôm 1/12 đưa tin.

Đăng ngày: 04/12/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News