Top 10 điều độc đáo chỉ có ở một số quốc gia trên thế giới, tưởng bình thường nhưng vô cùng thú vị
Những quy luật "bất thành văn" này tại các quốc gia này chắc chắn sẽ khiến nhiều người không ngờ tới.
Trên thế giới có tới hơn 190 quốc gia và mỗi quốc gia đều có nền văn hóa độc đáo của riêng mình. Mặc dù thời đại internet đã giúp cho chúng ta tìm hiểu sự đa dạng văn hóa một cách dễ dàng hơn nhưng vẫn còn rất nhiều điều thú vị mà chúng ta ít có cơ hội biết đến. Dưới đây là một vài sự thật thú vị về các quốc gia trên thế giới.
1. Bồn tắm gỗ được sử dụng ở Nhật Bản
Furo hay còn gọi là Ofuro là kiểu tắm bồn truyền thống của Nhật Bản. Tuy nhiên, chiếc bồn tắm mà người Nhật Bản sử dụng lại được làm bằng gỗ thay vì sứ như những nước khác. Bên cạnh đó, người Nhật quan niệm rằng những bồn tắm bằng gỗ này được sử dụng không phải để làm sạch cơ thể mà là tâm trí. Sau một ngày làm việc vất vả, họ trở về nhà với mong muốn được thư giãn và sưởi ấm bản thân trong furo.
2. Phụ nữ Ấn Độ đeo nhẫn cưới... ở ngón chân
Nhẫn cưới thường được đeo ở ngón áp út của bàn tay trái tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, người Ấn Độ lại thường đeo nhẫn bên tay phải vì tai trái được coi là không sạch sẽ. Đối với những phụ nữ đã kết hôn tại đất nước này, họ sẽ đeo nhẫn cưới dưới ngón chân gọi là Bichiya.
3. Cá lên men bốc mùi tại Thụy Điển
Kể từ thế kỷ 16, món cá trích ở biển Baltic ướp muối nhẹ, lên men tự nhiên đã trở thành một phần của ẩm thực Thụy Điển. Trước khi món ăn này được đóng gói và bán trong hộp thiếc, cá trích sẽ trải qua quá trình lên men kéo dài hai tháng trong nước muối mặn, khiến nó có mùi nồng và khá khó ăn với nhiều người.
4. Cọc tre được dùng làm giàn phơi ở Singapore
Ở Singapore, hệ thống ổ cắm ống tre được sử dụng để làm khô đồ giặt. Theo đó, thay vì phơi bằng móc áo hay sấy khô đồ, người Singapore sẽ buộc quần áo sạch vào cọc tre, sau đó được cắm vào ổ cắm bên ngoài cửa sổ nhà bếp, tương tự như cột cờ. Hệ thống ổ cắm ống thường được tìm thấy trong các khu nhà tập thể, chung cư cũ. Nơi những ngôi nhà xếp san sát nhau và có diện tích nhỏ.
5. Cầu thang siêu hẹp ở Hà Lan
Đối với một số người nước ngoài, cầu thang ở Hà Lan có thể giống như một mối nguy hiểm về an toàn hơn bất kỳ thứ gì khác. Việc này bắt nguồn từ lịch sử khi các tòa nhà được thiết kế để tối đa hóa không gian theo chiều dọc thay vì không gian theo chiều ngang nhằm tiết kiệm từng centimet có thể.
6. Giao thông công cộng ở Luxembourg
Nếu như ở những đất nước phát triển, việc thu phí khi sử dụng phương tiện công cộng vẫn là một điều bình thường thì tại Luxembourg, dịch vụ này là hoàn toàn miễn phí. Là quốc gia đầu tiên trên thế giới cung cấp phương tiện giao thông công cộng miễn phí trên toàn quốc cho mọi người, điều này đã khuyến khích người dân rất nhiều trong công cuộc sử dụng giao thông công cộng.
7. Đèn giao thông ở Nhật Bản có màu xanh lam
Nếu đã quá quen thuộc với việc đèn giao thông có 3 màu đỏ, xanh lá, vàng thì bạn sẽ phải ngạc nhiên khi đặt chân đến Nhật Bản. Theo đó, các tài liệu giao thông chính thức của đất nước này đều gọi đèn giao thông màu xanh lá cây là "ao" (xanh lam) chứ không phải là "midori" (xanh lá cây)".
8. Cười với người lạ tại Thổ Nhĩ Kỳ là điều không nên
Người Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn là một trong những người hiếu khách nhất trên thế giới. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với người lạ, họ có thể khá dè dặt. Mỉm cười với người lạ là điều khá khó chịu đối với người dân nước này. Dù vậy, với những người quen, người Thổ Nhĩ Kỳ khá ấm áp và sẽ cố gắng hết sức để khiến họ cảm thấy được chào đón.
9. Người Afghanistan sẽ hôn lên bánh mì nếu họ đánh rơi nó
Ở Afghanistan và các quốc gia Hồi giáo khác, nếu bạn đánh rơi một mẩu bánh mì, bạn nên nhặt nó lên càng nhanh càng tốt và hôn lên nó. Việc này được cho là để thể hiện sự tôn trọng đối với thực phẩm. Vì vậy, nếu bạn không muốn phải làm điều này, hãy cẩn thận và đừng làm rơi bất cứ thứ gì.
10. Đến muộn giờ ở Mexico là thói quen
Trái ngược với đa phần các quốc gia thế giới khi đến đúng giờ được coi là điều tối quan trọng, người Mexico có một quy luật bất thành văn hoàn toàn ngược lại. Được biết, dù là họ có một cuộc họp quan trọng hay một bữa tiệc với bạn bè, họ chắc chắn sẽ đến muộn hơn so với thời gian hẹn. Tuy nhiên đây là sự kiện bình thường, còn các sự kiện chính thức quan trọng như họp hành, công việc... thì vẫn phải tuân thủ giờ giấc.
Truyền thống này được cho là bắt nguồn từ việc trong quá khứ, Mexico đã có một thời gian rất dài gặp vấn đề lớn với phương tiện giao thông công cộng, nên việc đến muộn giờ đã trở thành một thói quen.