Top 7 hiệu ứng tâm lý não bộ vẫn “đánh lừa” chúng ta mỗi ngày mà bản thân rất khó nhận ra

Sẽ luôn có lúc bạn nói lỡ lời, thiếu tập trung hay nhớ nhầm. Chúng đều có thể xuất phát từ một hiện tượng tâm lý mặc định của não bộ.

Bạn có thể đã nghe nói rằng con người chỉ sử dụng 10% bộ não của mình, nhưng đây thực sự là một “truyền thuyết” không hề có thật. Phần lớn bộ não của chúng ta luôn hoạt động, ngay cả trong khi ngủ. Thế nhưng nó vẫn thường xuyên “tự lừa” với chúng ta với các hiện tượng tâm lý sau:

1. Hiệu ứng Barnum


Đây chính là lý do con người tin vào tử vi.

Hiện tượng tâm lý đầu tiên được gọi là hiệu ứng Barnum, hay còn có tên khác là hiệu ứng Forer. Đây chính là lý do con người tin vào tử vi, các bài kiểm tra tính cách trực tuyến hay bánh quy may mắn. Mọi người tin vào các mô tả tính cách hoặc thông điệp chung chung có thể áp dụng cho hầu hết mọi người, thế nhưng vì chúng ta cũng nằm trong số đông đó nên tưởng rằng đây là mô tả cụ thể dành riêng cho mình.

2. Ảo tưởng về sự lộ liễu


 Ảo tưởng này có thể khiến nhiều người cảm thấy lo lắng khi phát biểu trước đám đông.

Khi chúng ta cảm nhận những cảm xúc mạnh mẽ như hồi hộp, lo lắng, chúng ta có thể nghĩ người khác cũng nhìn thấy điều đó một cách hiển nhiên. Sự khác biệt giữa cảm nhận của chúng ta so với những gì người khác tiếp thu được gọi là ảo tưởng về sự lộ liễu. Ảo tưởng này có thể khiến nhiều người cảm thấy lo lắng khi phát biểu trước đám đông, cho rằng ai cũng thấy mình căng thẳng, nhưng thực tế chưa chắc là vậy.

3. Hiện tượng lỡ lời


Hiện tượng này ám chỉ những hành động lỡ lời hoặc nói nhầm.

Bạn đã bao giờ định nói một điều gì đó nhưng thay vào đó lại nói một câu hoàn toàn khác? Điều này thường xảy ra khi bạn đang nói, nhưng cũng có thể xảy ra khi viết. Đây được gọi là hiện tượng Freudian slip (trượt lưỡi Freud), hay còn gọi là parapraxis, ám chỉ những hành động lỡ lời hoặc nói nhầm.

Theo nhà thần kinh học nổi tiếng và là người sáng lập ra phân tâm học Sigmund Freud, các mảng tâm trí vô thức đôi khi chuyển sang các hành vi có ý thức và điều này khiến bạn nói những điều mà bạn không nhất thiết có ý định trong não trước đó.

Ví dụ, một đứa trẻ gọi nhầm giáo viên là bố hay người phụ nữ có thể muốn nói với bạn mình rằng cô ấy yêu Daniel, nhưng thay vì nói Daniel, cô ấy có thể nói nhầm tên bạn trai cũ của mình. Vì hiện tượng đánh lừa này, người bạn sau đó có thể cho rằng cô ấy vẫn còn yêu bạn trai cũ dù đó chỉ đơn giản là lỡ lời.

4. Thiên vị lựa chọn sẵn có


Đây là hiện tượng não bộ muốn tạo ra con đường ngắn nhất để phân tích một chủ đề.

Thiên vị các lựa chọn sẵn có (Availability heuristic) chỉ hiện tượng khi não bộ muốn tạo ra con đường ngắn nhất để phân tích một chủ đề, bằng cách đưa ra những ví dụ nhanh gọn nhất có sẵn trước mắt. Ví dụ, sau khi xem một số bản tin về trộm xe, bạn có thể nhận định rằng ở khu mình nạn trộm cắp xe rất phổ biến và nghiêm trọng hơn nhiều so với thực tế.

5. Trí nhớ sai


Ký ức giả có vẻ như là thật đối với bạn nhưng lại được tạo ra bởi tâm trí của bạn.

Trí nhớ của chúng ta mỏng manh và dễ bị ảnh hưởng hơn chúng ta tưởng. Nó không phải là bản ghi lại chính xác điều gì đó đã xảy ra trong quá khứ. Những thứ chúng ta nhớ có thể thay đổi tùy thuộc vào cách thức và thời điểm chúng ta nhớ chúng. Những “ký ức giả” vẫn thường xuyên xảy ra. Ký ức giả có vẻ như là thật đối với bạn nhưng lại được tạo ra bởi tâm trí của bạn. Ví dụ, bạn tin rằng mình đã bật máy rửa bát trước khi ra khỏi nhà nhưng khi về thì không hề thấy máy bật. Bạn cho rằng máy có thể bị hỏng hóc hay thậm chí có kẻ lạ vào nhà, nhưng thật ra chỉ đơn giản là bạn đã nhớ sai mà thôi.

6. Lý thuyết quá trình mỉa mai


Càng muốn quên điều gì và “bảo” não bộ đừng nghĩ, bạn sẽ càng nghĩ nhiều.

Hầu hết chúng ta đều không muốn phải nghĩ hay nhớ lại về những trải nghiệm không may hay khoảnh khắc xấu hổ của mình. Thế nhưng bạn càng cố gắng kìm nén những hồi tưởng đó, chúng càng hiện ra trong đầu. Càng muốn quên điều gì và “bảo” não bộ đừng nghĩ, bạn sẽ càng nghĩ nhiều.

7. Sự chú ý dư thừa

Bạn có cảm thấy mình rất khó tập trung không? Đôi khi đơn giản chỉ là bạn đang mắc bẫy hiện tượng "chú ý dư thừa". Về cơ bản, điều này xảy ra khi sự chú ý của chúng ta giảm dần trong suốt một ngày sau khi liên tục chuyển từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác mà không thực sự hoàn thành bất kỳ công việc nào trong số đó. Sau đó, thật khó để tập trung hoàn toàn vào bất cứ việc gì. Để đối phó với hiện tượng này, hãy cố gắng tạo lịch trình và đặt thời gian cho các nhiệm vụ của bạn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật

Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật

Không cần chặt cây vẫn lấy được gỗ, kỹ thuật cổ xưa của người Nhật khiến thế giới kinh ngạc

Đăng ngày: 02/07/2025
Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Đăng ngày: 02/07/2025
Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Đăng ngày: 02/07/2025
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/07/2025
8 siêu năng lực

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra

Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.

Đăng ngày: 02/07/2025
Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở

Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở

Hai ngàn năm trước, các du khách cổ đại đã đến một ngôi đền Hi Lạp-La mã ở Hierapolis (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ), nằm bên trên một chiếc hang được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới bên kia.

Đăng ngày: 02/07/2025
1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

Tấc, ly, phân, thước là những đơn vị đo chiều dài những đồ vật có kích thước nhỏ khá quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta thời kỳ Cổ Đại.

Đăng ngày: 02/07/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News