TQ gây tràn dầu nghiêm trọng ra vịnh phía đông
Một vụ rò rỉ dầu trong vùng vịnh bờ biển phía đông của Trung Quốc, làm ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đến môi trường, gây thiệt hại trực tiếp cho ngành thủy sản quanh khu vực này, xảy ra từ đầu hoặc giữa tháng 6, nhưng bị giấu kín trong nhiều tuần, vừa được báo chí quốc gia nước này đưa tin ngày 1/7 vừa qua.
Đôi chân một công nhân bị dính dầu thô bị tràn ở một tỉnh Liêu Ninh phía đông bắc của Trung Quốc.
Có thể thấy hàng loạt tảo biển chết và cá bị thối rữa ở vùng nước quanh hòn đảo Nanhuancheng, tỉnh Sơn Đông, gần địa điểm rò rỉ dầu, tờ China Daily đưa tin.
Đảo Nanhuangcheng cách mỏ dầu làm tràn dầu ngoài khơi vịnh Bohai khoảng 75km.
“Vụ rò rỉ dầu này gây nên tác động dài hạn đối với môi trường”, một quan chức tập đoàn ngành ngư nghiệp có tên là Xiao cho biết trên báo chí.
“Tràn dầu nhất định sẽ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đánh bắt cá xung quanh”, ông Xiao khẳng định và cho biết thêm họ đang đánh giá qui mô ảnh hưởng.
Trong khi đó, tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Trung Quốc CNOOC đã cố gắng ngăn người dân khỏi phẫn nộ về việc họ đã không cảnh báo công chúng về vụ tràn dầu. Họ cho hay quan chức chính phủ đã biết đầy đủ sự kiện ngay từ đầu.
“Chúng tôi đã báo cáo các cơ quan chính phủ ngay sau khi vụ rò rỉ diễn ra và chúng tôi đang giám sát xử lý vụ tràn dầu,” người đại điện CNOOC Jiang Yongzhi phát biểu trên Global Times.
Tuy nhiên, báo chí khẳng định: dầu tràn mới đầu chỉ loang ra ở phạm vi nhỏ sau đã phát triển thành một “dải dầu” dài khoảng 3 km và rộng 30 mét – lớn hơn những gì cơ quan CNOOC đã báo cáo.
Người đầu tiên cảnh báo về vụ rò rỉ dầu thực ra là một dân thường; công dân đó cảnh báo qua cổng thông tin blog loại nhỏ phổ biến (micro-blogging site) có tên Sina Weibo của chính phủ, vào ngày 21/6.
9 ngày sau đó, CNOOC đã tuyên bố công ty dầu mỏ Hoa Kỳ ConocoPhillips, đơn vị vận hành mỏ dầu Penglai 19-3, nơi khởi phát rò rỉ dầu, đã báo cáo có dầu loang trên mặt biển lần đầu tiên vào “đầu hoặc giữa tháng sáu”, theo tờ China Daily.
CNOOC cho biết, hiện việc làm sạch dầu loang đã gần kết thúc và họ đã kiểm soát được vụ rò rỉ.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
