Trái Đất sẽ còn tăng thêm tới gần 6 độ C vào năm 2100
Tệp dữ liệu mới của NASA cho thấy viễn cảnh mới của loài người vào năm 2100.
Năm 2100 Trái Đất sẽ còn tăng thêm tới gần 6 độ C
Dưới đây là một hình ảnh về tương lai của chúng ta. Đến tháng 7 năm 2099, khí hậu sẽ có 21 mô hình khác nhau, lượng CO2 đạt mức kỉ lục 900 ppm, chiếm gần 0.1% bầu khí quyển (đầu năm 2015, con số này đã là 400 ppm). Sự cân bằng giữa nhiệt lượng hấp thụ từ mặt trời và do Trái Đất tỏa ra sẽ quyết định nhiệt độ bề mặt Trái Đất.
Lượng CO2 trong không khí tăng sẽ cản nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của Trái Đất và vì vậy, nhiệt độ Trái Đất tăng lên. Nghiên cứu khoa học cho thấy nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1,4 độ C đến 5,8 độ C từ năm 1990 đến 2100. Sự nóng lên toàn cầu có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác như băng tan, nước biển dâng, hạn hán,… Ước tính cho thấy năm 2100, 3 tỉ người sẽ rơi vào tình cảnh thiếu lương thực do Trái Đất ấm lên.
Hình ảnh dự đoán về khí hậu của thế giới vào năm 2100.
Những dự đoán trong bản đồ nhiệt độ cao nhất hàng ngày này do tệp dữ liệu mới của NASA công bố vào ngày 9 tháng 6. Tệp này chuyên thu thập các số liệu và mô hình thời tiết để đưa ra dự đoán có độ chính xác cao. Các dữ liệu này do tổ chức NASA Earth Exchange (NEX) lưu giữ và được phân loại theo cấp thành phố trên một khung thời gian hàng ngày.
Vì vậy, các nước đang phát triển có thể tiên đoán và chuẩn bị cho các ảnh hưởng từ biến đổi thời tiết, lũ lụt và hạn hán. Ở cấp độ toàn cầu, hệ thống này giúp các nhà khoa học về Trái Đất và bất kì ai quan tâm thấy rằng nhiệt độ vào cuối thế kỉ sẽ tăng lên rất cao.
Ellen Stofan, trưởng nhóm khoa học của NASA cho biết, “NASA đang vận dụng vốn kiến thức về hành tinh này để tạo ra các sản phẩm mới giúp chúng ta bảo vệ tương lai. Với tệp dữ liệu mới này, mọi người trên thế giới sẽ có một công cụ hữu ích để lên kế hoạch ứng phó với Trái Đất đang nóng lên.”
Dự đoán của NASA cho thấy một cái nhìn chi tiết về mức nhiệt độ của tương lai và mô hình lượng mưa ở mức phân giải 25 km, trong khoảng thời gian từ năm 1950 đến năm 2100. Tệp dữ liệu nặng đến 11 TB này cho các ước tính hàng ngày về mức nhiệt độ cao nhất, thấp nhất và lượng mưa trên toàn cầu.
NEX cung cấp dữ liệu và các công cụ phân tích miễn phí qua dự án OpenNEX trên website Amazon. Đây là một ví dụ điển hình về việc chia sẻ kiến thức khoa học cho đông đảo mọi người, để bất kì ai cũng có thể tìm hiểu và phân tích các dự đoán thời tiết, chạy thử và chia sẻ các mô hình.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
