Trai 'của quý' được cứu
Loài geoduck, vẫn được gọi là trai "của quý" hay trai vòi voi Mỹ đã thoát "nạn diệt chủng", sau khi các nhà lập pháp địa phương nới rộng địa bàn sinh sống cho chúng.
Tên gọi geoduck có xuất xứ từ ngôn ngữ người da đỏ ở Bắc Mỹ phát âm là gweduc, có nghĩa là đào sâu, có thể hiểu là khai thác dưới sâu.
Loài trai có hình thù kỳ lạ
Đây là loài trai nước mặn cỡ lớn, chỉ sống ở bờ biển Thái Bình Dương của Canada, Mỹ và vùng Đông Nam Alaska.
Geoduck còn được gọi là trai "của quý" hay trai vòi voi.
Loài này có vỏ chỉ dài khoảng từ 15 đến 20 cm nhưng khi vươn ra có thể lớn hơn hàng mét. Nặng trung bình hơn 1 kg, geoduck là một trong những sinh vật sống dai nhất trong thế giới động vật, tuổi thọ trung bình 146 năm, thậm chí có khi lên đến 160 năm. Giống như cách tính tuổi thọ cây bằng vòng thân cây, tuổi thọ của geoduck có thể tính bằng số vòng quanh vòi của nó.
Được cứu vì mang lại siêu lợi nhuận
Theo đạo luật được ký từ năm 1895, việc nuôi trồng, đánh bắt các loài loài giáp xác tại những vùng biển chịu ảnh hưởng của triều cường rộng gần 47.000 mẫu ở hạt Mason, bang Michigan, Mỹ, bị cấm để phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp. Do đó, diện tích nuôi trồng các loài tôm, cua... và cả geoduck bị giới hạn và khiến chúng có nguy cơ biến mất khỏi vùng biển nơi đây.
Geoduck trở là một trong những biểu tượng của cư dân địa phương.
Tuy nhiên, vào đầu thập niên 1970, Cơ quan phụ trách Nguồn lực Thiên nhiên bang Michigan mới đấu tranh đòi biển để nuôi geoduck trong một kế hoạch xây dựng 2,6 triệu mẫu vùng biển phục vụ cho nghiên cứu, bảo tồn và nuôi trồng thủy hải sản. Vì đây là loài mang lại nguồn lợi kinh tế lớn.
Brett Bishop, một ngư dân địa phuơng cho biết, ông đã đầu tư 7 triệu USD cho loài geoduck. Mức đầu tư này không thấm vào đâu so với lợi nhuận mà các ngư dân thu được. Theo thống kê của bang Michigan, mỗi năm địa phương này đánh bắt được khoảng 3 triệu tấn geoduck và thu về khoản lợi nhuận kếch xù: 73,5 triệu USD.
Geoduck thường trốn dưới cát biển ở độ sâu khoảng một mét, con người rất mất công để chui xuống bắt nó. Đây chính là nguồn gốc tên gọi của loài này.
Thế giới ẩm thực bắt đầu khám phá geoduck từ năm 1970, giống như vi cá và mật gấu, geoduck có chứa 16 axit-amin, được đánh giá cao bởi các thuộc tính dinh dưỡng đặc biệt và được xem như một loại thực phẩm “một người khỏe, hai người vui”.
Geoduck là món rất được ưa chuộng ở Trung Quốc.
Mặc dù, chủ yếu được đánh bắt ở vùng Đông Bắc Thái Bình Dương, nhưng nơi tiêu thụ lượng lớn geoduck là ở Đông Á. Trung Quốc là nước đi đầu tiêu thụ loài hải sản này. Ở chợ Hồng Kông, giá của mỗi con geoduck trưởng thành vào khoảng 60 USD.
Giá một suất ăn nguyên con geoduck có thể lên tới 200 - 300 USD.
Nhiều người lý giải sự ưa chuộng của cư dân vùng này với món geoduck là do tâm lý "ăn gì bổ nấy". Geoduck được chế biến thành nhiều món ngon có thể nhắm với rượu làm từ gạo giấm, hoặc chế thành một dạng sushi hay sashimi kiểu Nhật.
Dưới đây là một số hình ảnh về loài động vật độc đáo này:
Geoduck có hình dạng rất ấn tượng.
Vòi của con geoduck trưởng thành có thể dài hàng mét.
Trứng của geoduck nở trên một thân cây mục, một con geoduck có thể sản sinh 5 tỷ trứng trong đời.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
