Trái đất có thể sẽ "cháy xém" vì nóng sau 85 năm nữa

Nghiên cứu mới của các chuyên gia NASA cho thấy, Trái đất sẽ gia tăng nhiệt độ đáng kể và trở nên khắc nghiệt trong vòng 85 năm tới.

85 năm tới, Trái đất có thể sẽ "cháy xém" vì nóng

Các chuyên gia thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) mới đây đưa ra một kho dữ liệu nghiên cứu dự đoán sự thay đổi khí hậu của Trái đất vào năm 2100. Theo đó, khí hậu Trái đất sẽ trở nên khắc nghiệt và có sự thay đổi nghiêm trọng do tình trạng nóng lên toàn cầu.

Dựa trên số liệu lịch sử và mô hình khí hậu thu thập được, giới chuyên gia đã lập nên bản đồ dự đoán cấu trúc thời tiết, tình trạng hạn hán, lũ lụt ở các quốc gia.


NASA đã công bố mô hình số liệu mới về nhiệt độ và lượng mưa sẽ thay đổi trên toàn thế giới năm 2100.

Cụ thể, đầu năm nay các nhà khoa học đo được mức độ carbon dioxide trong khí quyển là 400 phần triệu và con số này sẽ tăng lên đến 935 phần triệu vào tháng 7/2100 - chiếm 0,1% thể tích bầu khí quyển Trái đất.

Cùng với đó, nền nhiệt độ sẽ tăng cao, phần lớn các nước châu Phi, Nam Mỹ, Ấn Độ sẽ phải hứng chịu nhiều nhất sự thay đổi của nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình ở các nước này sẽ khoảng 45 độ C. Jerusalem, New York, Los Angeles và Mumbai cũng trải qua mùa hè với mức nóng kỷ lục.


Nhiệt độ trung bình ở Bắc Phi, Trung Đông và miền Bắc Ấn Độ sẽ vượt quá 45độ C vào năm 2100.

Ellen Stofan, giám đốc khoa học của NASA chia sẻ: "Bản đồ này sẽ hỗ trợ các nhà khoa học và mỗi người dân thêm phần nhận thức về tình trạng biến đổi khí hậu đang ngày càng nghiêm trọng trên Trái đất. Điều này phần nào giúp giới khoa học dễ dàng lập kế hoạch để đối phó với một hành tinh ấm lên".

Tiến sĩ Ramakrishna Nemani thuộc dự án khoa học Trái đất của NASA nói thêm: "Những dự báo khí hậu của NASA cung cấp một cái nhìn chi tiết về nhiệt độ và lượng mưa mô hình trong tương lai trên thế giới với độ phân giải 15,5 dặm (25 km), bao gồm các khoảng thời gian từ năm 1950 đến năm 2100. Kho dữ liệu dung lượng 11 terabyte sẽ cung cấp ước tính nhiệt độ tối đa và tối thiểu hàng ngày cùng lượng mưa trên toàn bộ thế giới".

Bản đồ cho thấy rằng có rất nhiều quốc gia ở Bắc Phi, Nam Mỹ hay Ấn Độ sẽ phải đối mặt với nhiệt độ mùa hè trong tháng 7 thường xuyên vượt quá 45 độ C. Ở châu Phi, nền nhiệt có thể đạt tới 47 độ C vào tháng 7 mặc dù nhiệt độ trung bình hàng ngày là khoảng 39 độ C.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News