Trái đất đang yên tĩnh đến lạ kỳ vì tác động của đại dịch Covid-19
Các nhà khoa học gọi sự yên tĩnh này là một món quà khoa học cực kỳ quý giá.
Các sự kiện và hoạt động của con người luôn tác động không nhỏ tới Trái đất, đặc biệt là tạo ra các tiếng ồn địa chấn có tần số cao. Tuy nhiên, nhờ tác động của đại dịch Covid-19 mà tiếng ồn địa chấn trên toàn cầu đã giảm đáng kể, xuống tới mức thấp nhất từng ghi nhận trong lịch sử.
Nhà địa chấn học Stephen Hicks thuộc Đại học Hoàng gia Luân Đôn cho biết: "Khoảng thời gian yên tĩnh này có thể là khoảng thời gian gián đoạn tiếng ồn địa chấn kéo dài và lớn nhất kể từ khi chúng tôi bắt đầu theo dõi Trái đất thông qua mạng lưới giám sát địa chấn rộng lớn. Nghiên cứu của chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh mức độ hoạt động của con người tới Trái đất và nó cho chúng ta thấy rõ hơn bao giờ hết sự khác biệt giữa tiếng ồn do con người và tự nhiên gây ra".
Con người đang hàng ngày theo dõi tiếng động của Trái đất. Có hàng trăm trạm quan trắc địa chấn trên toàn cầu và nó giúp chúng ta dự đoán và hiểu được hoạt động của núi lửa, động đất, đồng thời ghi lại các chuyển động của đại dương, thậm chí là áp suất khí quyển.
Tuy nhiên các tín hiệu của Trái đất liên tục bị các hoạt động như xây dựng, đào đường, giao thông…của con người làm gián đoạn. Tiếng ồn địa chấn do con người gây ra chỉ giảm dần vào ban đêm hoặc cuối tuần. Nhưng tất nhiên nó không bao giờ dừng lại.
Hiện tại, tiếng ồn địa chấn do tác động của con người cũng không ngừng lại hoàn toàn mà chỉ giảm đi. Nhưng như đã nói, đây là mức giảm lớn nhất từng ghi nhận trước đây trong nhiều tháng.
Nghiên cứu trên của các nhà khoa học Anh dựa vào bộ dữ liệu thu thập trong nhiều tháng, tính từ tháng 5 tới nay. Dữ liệu được thu thập từ 268 trạm giám sát địa chấn tại 117 quốc gia trên thế giới.
Khi các quốc gia bắt đầu thực hiện phong tỏa để ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan, tiếng ồn địa chấn đã giảm đáng kể ở các quốc gia có tiếng ồn lớn như Trung Quốc vào tháng 1 hay Châu Âu và nửa còn lại của thế giới vào tháng 3 và tháng 4.
Tổng cộng có 185 trạm giám sát địa chấn đã ghi nhận sự sụt giảm tín hiệu địa chấn nhân tạo, đặc biệt ở các khu vực bị phong tỏa và nơi có mật độ cao, chẳng hạn như các khu đô thị. Trong khi đó các khu vực nông thôn cũng ghi nhận mức giảm đáng kinh ngạc.
Sự yên tĩnh đến lạ kỳ của Trái đất do tác động của đại dịch Covid-19 được các nhà nghiên cứu gọi là "món quà khoa học". Sở dĩ lại sử dụng tên gọi này vì hai lý do chính sau đây.
- Một là bằng cách so sánh thời kỳ trước khi xảy ra đại dịch và sau khi phong tỏa, các nhà khoa học có thể mô tả mức độ tiếng ồn do hoạt động của con người gây ra dễ dàng hơn bao giờ hết.
- Thứ hai, nhờ sự yên tĩnh quý giá này mà các nhà khoa học có thể lắng nnghe được rõ hơn các tín hiệu động đất và địa chấn trong lớp vỏ Trái đất.
- Nhà nghiên cứu địa chấn và tác giả chính Thomas Lecocq đến từ Đài thiên văn hoàng gia Bỉ giải thích: "Với tốc độ đô thị hóa và dân số toàn cầu ngày càng tăng, nhiều người sẽ sống trong các khu vực có nền địa chất nguy hiểm. Do đó, chúng ta cần phân biệt được tiếng ồn tự nhiên và do con người gây ra để theo dõi hiệu quả hơn các chuyển động của mặt đất dưới chân ta".
Dân số thế giới sẽ tiếp tục tăng và điều này sẽ càng làm phức tạp thêm hoạt động theo dõi địa chấn. Đó là lý do con người cần phải tìm ra cách mô tả chính xác tiếng ồn do con người gây ra để giúp việc tìm kiếm và đánh giá tín hiệu tốt hơn. Hicks cho biết: "Việc phong tỏa do đại dịch Covid-19 gây ra đã cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về cách thức tiếng ồn của con người và tự nhiên tương tác với Trái đất".
Nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Science mới đây.
- Tại sao uống rượu lại say và có những người dễ say hơn những người khác?
- Lửng mật - "thiên tài" vượt ngục đỉnh nhất thế giới
- Cảnh tượng đập Tam Hiệp xả lũ ồ ạt ở Hồ Bắc