Tại sao uống rượu lại say và có những người dễ say hơn những người khác?

Tại sao uống rượu lại say? Điều gì xảy ra khi uống rượu lúc bụng đói? Lý do vì sao có những người lại dễ say hơn những người khác? Vì sao nghiện rượu? Cùng tìm hiểu qua bài này nha!

Rượu làm gì khi vào cơ thể?

Chúng ta cùng theo dõi hành trình rượu trong cơ thể nhé! Sau khi được uống, rượu đổ vào dạ dày và được hấp thụ vào máu qua đường tiêu hóa, đặc biệt ở ruột non vì diện tích tiếp xúc cao hơn dạ dày rất nhiều. Tình trạng no hay đói cũng ảnh hưởng đến việc hấp thụ rượu, vì khi no, cơ thắt môn vị nơi ngăn cách dạ dày với ruột non đóng lại. Nên khi bụng đói, lượng rượu hấp thụ vào máu cao gấp 4 lần.

Tại sao uống rượu lại say và có những người dễ say hơn những người khác?
Sau khi được uống, rượu đổ vào dạ dày và được hấp thụ vào máu qua đường tiêu hóa.

Từ máu, rượu phân tán đến các cơ quan và 2 cơ quan chịu tác động nhiều nhất là gan và não. Đầu tiên là gan, các enzyme trong gan phá vỡ phân tử rượu theo 2 bước:

  • Bước 1, enzyme ADH biến rượu thành acetaldehyd, đây là chất độc hại, nguyên nhân khiến mặt bạn đỏ và cảm giác đau đầu sau một đêm say.
  • Bước 2, enzyme ALDH chuyển đổi acetaldehyd độc hại thành acetate không độc hại.

Tại sao uống rượu lại say và có những người dễ say hơn những người khác?
Từ máu, rượu phân tán đến các cơ quan và 2 cơ quan chịu tác động nhiều nhất là gan và não.

Khi máu lưu thông, gan sẽ có nhiệm vụ lọc rượu liên tục khoảng 29ml trong 1 giờ. Nếu nhiều hơn như vậy thì rượu sẽ theo máu đi khắp cơ thể. Và cơ quan tiếp theo là não!

  • *Glutamate là loại dẫn truyền thần kinh kích thích truyền thông tin giữa các tế bào thần kinh.
  • *Gamma aminobutyric acid (GABA) là loại dẫn truyền thần kinh ức chế làm giảm sự hoạt động của các tế bào thần kinh.

Rượu làm giảm khả năng của Glutamate khiến hoạt động thần kinh chậm lại. Chưa hết, rượu cũng có tác dụng ngược lại là làm tăng khả năng của GABA, từ đó khiến hoạt động thần kinh chậm lại x2. Điều này khiến người dùng cảm thấy thư giãn với liều lượng vừa phải, buồn ngủ với liều cao và có thể cản trở các hoạt động cần thiết cho sự sống của não ở liều độc.

Tại sao uống rượu lại say và có những người dễ say hơn những người khác?
Rượu làm giảm khả năng của Glutamate khiến hoạt động thần kinh chậm lại.

Rượu cũng kích thích một nhóm nhỏ các tế bào thần kinh sản sinh dopamine (thường có trong thuốc gây nghiện) làm cho chúng ta vui vẻ, không lo âu. Rượu cũng khiến một số tế bào thần kinh giải phóng endorphin giúp chúng ta bình tĩnh để đối phó với căng thẳng hoặc nguy hiểm. Cuối cùng, khi gan phân hủy hết rượu, cơn say sẽ biến mất.

Vì sao có những người dễ say hơn những người khác?

Điều này là do sự khác biệt trong hành trình rượu khi đi vào cơ thể. Chẳng hạn một người ăn bụng đói sẽ dễ say hơn người đã ăn no. Một ví dụ khác như một người đàn ông và một người phụ nữ cân nặng như nhau và uống cùng một lượng rượu trong một bữa ăn giống hệt nhau vẫn có nồng độ cồn trong máu (BAC) khác nhau. Điều này là do phụ nữ thường có tỷ lệ mỡ cao hơn cơ bắp nên ít máu. Lượng máu nhỏ hơn, mang cùng một lượng rượu, có nghĩa là nồng độ sẽ cao hơn đối với phụ nữ. Sự khác biệt di truyền trong các enzyme phân giải rượu ở gan cũng ảnh hưởng đến BAC.

Tại sao uống rượu lại say và có những người dễ say hơn những người khác?
Có những người dễ say hơn người khác là do sự khác biệt trong hành trình rượu khi đi vào cơ thể. 

Vì sao nghiện rượu?

Theo một cách tích cực, nếu uống rượu điều độ thì gan cũng được rèn luyện để thích nghi và lọc được nhiều hơn. Nhưng khi uống quá nhiều rượu trong một thời gian dài có thể làm tổn thương gan vì phải hoạt động liên tục.

Tại sao uống rượu lại say và có những người dễ say hơn những người khác?
Uống quá nhiều rượu trong một thời gian dài có thể làm tổn thương gan vì phải hoạt động liên tục.

Một số người uống rượu thường xuyên sẽ tăng phản ứng GABA và endorphin mang lại tác dụng dễ chịu. Não thích nghi với việc tiêu thụ rượu nhiều bằng cách giảm hoạt động của GABA, endorphin và tăng cường hoạt động của Glutamate kích thích thần kinh, từ đó gây cảm giác lo âu, khó ngủ và ít khoái cảm hơn. Những thay đổi này dẫn đến việc khi uống cảm thấy bình thường, nhưng không uống lại thấy bức rức khó chịu, tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến bạn thành nghiện rượu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao Hà Lan không bị chìm dưới nước?

Tại sao Hà Lan không bị chìm dưới nước?

Hệ thống kiểm soát lũ lụt đồ sộ bao gồm hàng rào chắn bão và mạng lưới đê giúp Hà Lan chủ động điều tiết nguồn nước và phòng chống ngập lụt.

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao các trợ lý ảo thường là phụ nữ?

Vì sao các trợ lý ảo thường là phụ nữ?

Ngày nay, hầu hết chúng ta sử dụng trợ lý ảo trong điện thoại và nhiều đồ dùng công nghệ khác, phần lớn giọng nói của các trợ lý ảo đều là nữ.

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao virus SARS-CoV-2 có nhiều chủng và biến thể?

Vì sao virus SARS-CoV-2 có nhiều chủng và biến thể?

SARS-CoV-2 liên tục sản sinh biến thể mới kể từ khi bùng phát cuối năm 2019. Nghiên cứu của WHO cho thấy có khoảng 5.800 biến thể.

Đăng ngày: 24/10/2020
Tại sao ăn cay khiến ta chảy nước mũi?

Tại sao ăn cay khiến ta chảy nước mũi?

Ăn một món ăn cay, nồng hoặc nóng khiến ta chảy nước mũi, nhưng ít ai biết được lý do tại sao cũng như việc chảy nước mũi lúc này là tốt hay xấu?

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao hai mắt luôn chuyển động đồng đều?

Vì sao hai mắt luôn chuyển động đồng đều?

Đó là nhờ mối liên kết liên tục được duy trì giữa cơ và tế bào thần kinh. Có hai lý do quan trọng để con người và hầu hết các động vật đều có 2 mắt.

Đăng ngày: 24/10/2020
Tại sao có người thuận tay trái?

Tại sao có người thuận tay trái?

Hầu hết chúng ta đều thuận tay phải, nhưng một số ít lại có xu hướng thuận tay trái. Tại sao lại như vậy?

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao Hong Kong được gọi là xứ Cảng Thơm?

Vì sao Hong Kong được gọi là xứ Cảng Thơm?

Hong Kong vừa là cảng biển vừa là nơi xuất khẩu trầm hương và làm ra những cây nhang từ gỗ trầm hương có giá tới 60.000 USD.

Đăng ngày: 24/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News