Trái Đất dễ tổn thương với chất hữu cơ gây ô nhiễm
Ngày 8/12, các chuyên gia khí hậu và hóa học của Liên hợp quốc cảnh báo biến đổi khí hậu đang làm cho Trái Đất, ngôi nhà chung của nhân loại, ngày càng dễ bị tổn thương trước các chất hữu cơ bền vững gây ô nhiễm (POP).
Ảnh minh họa. (Nguồn internet)
Nghiên cứu "Biến đổi khí hậu và quan hệ tương tác với POP" nhấn mạnh biến đổi khí hậu làm tăng diện phơi nhiễm của Trái Đất trước các POP và vì vậy, cũng làm tăng hậu quả độc hại của POP đối với con người và môi trường.
Đây là một nghiên cứu khoa học có hệ thống, và có thẩm quyền toàn cầu đầu tiên về tác động của biến đổi khí hậu đối với quá trình thải các POP vào môi trường, quan hệ giữa việc lưu chuyển các POP trên phạm vi khu vực và toàn cầu với vận mệnh của môi trường, cũng như độ phơi nhiễm độc hại của con người và môi trường.
POP là các hợp chất hữu cơ bền vững và độc hại có thể tác động đến nhiều thế hệ con người cũng như các động vật hoang dã. Phơi nhiễm POP có tác động nguy hại đến sức khỏe và có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim, ung thư, rối loạn trao đổi chất, phá vỡ hệ nội tiết, làm biến đổi hệ thống hormone, phá hoại hệ miễn dịch cũng như sức khỏe sinh sản của con người, phá hoại đa dạng sinh học và hệ sinh thái.
Biến đổi khí hậu dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, khô hạn nghiêm trọng, khiến tác hại của các POP được phát tác rộng hơn và nhanh hơn, đặc biệt thông qua sản xuất lương thực thực phẩm, đe dọa sức khỏe của con người và sinh vật trên toàn cầu.
Nghiên cứu cũng phát hiện rằng Trái Đất ấm lên khiến các sinh vật hoang dã nhạy cảm hơn khi bị phơi nhiễm các POP.
Ở Bắc Cực, biến đổi khí hậu đã làm thay đổi mức độ phơi nhiễm POP của các động vật biển có vú do sự lưu chuyển POP trong khí quyển và đại dương trên diện rộng cùng với sự tan chảy của các tảng băng.
Nghiên cứu của Liên hợp quốc nêu bật những khoảng trống tri thức khá lớn bao gồm các dữ liệu giám sát dài hạn để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sự phát tác, và tập trung của POP cũng như sự cần thiết các giải pháp lựa chọn để làm giảm biến đổi khí hậu.
Trong bối cảnh này, Liên hợp quốc kêu gọi các nước chia sẻ khoa học về biến đổi khí hậu và các POP, đồng thời tăng cường phối hợp giữa các nhà hoạch định chính sách của các nước để đối phó với biến đổi khí hậu và quản lý các POP cả ở trong nước và trên toàn cầu.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
