Trái đất đứng trước nguy cơ nóng như thời tiền sử

Các nhà khoa học đã xem xét lịch sử cổ đại của Trái đất và nhận thấy, việc nhanh chóng đưa ra những hành động giảm lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch là vô cùng cấp thiết.

Bởi, theo nhóm nghiên cứu, đó là hành động nhằm ngăn khí hậu của chúng ta đạt đến mức nóng như thời tiền sử.

Thông qua nghiên cứu mới đây, một nhóm nhà khoa học quốc tế đã xem xét quá khứ và đưa ra bức tranh lịch sử toàn cảnh, đầy đủ nhất cho đến nay về mức độ carbon dioxide (CO2) trên Trái đất trong 66 triệu năm qua.

Trái đất đứng trước nguy cơ nóng như thời tiền sử
Lịch sử của CO2 trên Trái đất được lưu giữ trong các hóa thạch và phân tử cực nhỏ.

Công việc này nhằm củng cố sự hiểu biết của chúng ta về mối liên hệ giữa CO2 và khí hậu. Đồng thời, cho thấy mọi thứ đã thực sự thay đổi kể từ thời điểm loài khủng long lần cuối xuất hiện trên hành tinh của chúng ta.

Theo nhóm nghiên cứu, việc cần làm hiện tại là hướng tới tương lai của Trái đất, trong bối cảnh biến đổi khí hậu tiếp tục đe dọa hành tinh và loài người.

Với nghiên cứu này, nhóm nhà khoa học đã chỉ ra rằng, nếu không giảm đáng kể lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch, Trái đất sẽ sớm đạt mức CO2 cao như khoảng 50 triệu năm trước.

“Nếu tiếp tục cho phép đốt nhiên liệu hóa thạch, thế hệ cháu của chúng ta có thể trải qua mức CO2 chưa từng thấy trên Trái đất trong khoảng 50 triệu năm. Đây là thời điểm cá sấu từng sống ở Bắc Cực. CO2 đã làm thay đổi bộ mặt của hành tinh chúng ta trước đây”, trưởng nhóm nghiên cứu James Rae tại Trường Khoa học Trái đất và Môi trường thuộc Đại học St. Andrews ở Scotland, cho biết trong một tuyên bố.

Nhà nghiên cứu này cảnh báo, nếu không cắt giảm lượng khí thải càng nhanh càng tốt, Trái đất sẽ nóng lên như thời tiền sử. Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí đánh giá hằng năm về Trái đất và Khoa học hành tinh, nhóm đã phân tích dữ liệu trong 15 năm qua. Dữ liệu được thu thập đến từ nghiên cứu trước đây, khi các nhà khoa học lấy mẫu bùn cổ đại từ đáy biển sâu.

Những mẫu bùn cổ đại này chứa các hóa thạch và phân tử cực nhỏ tích tụ theo thời gian. Chúng chứa thông tin về mức CO2 và điều kiện khí hậu từ quá khứ.

Vì vậy, bằng cách xem xét những dữ liệu về lịch sử khí hậu cổ đại này, nhóm nghiên cứu đã có thể xác định mức CO2 theo thời gian. Điều này cho phép họ so sánh mức CO2 hiện đại với thời tiền sử. Đồng thời, dự đoán được Trái đất sẽ ra sao nếu tiếp tục có điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

“Ví dụ, lần cuối cùng CO2 cao như hiện nay, đủ khiến băng tan để nâng mực nước biển lên 20 mét, đủ ấm để cây sồi phát triển trên Nam Cực”, nhà nghiên cứu James Rae cho biết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Giải mã hiện tượng

Giải mã hiện tượng "máu sông băng" kỳ lạ trên dãy Apls

Hiện tượng này được gọi là “máu sông băng,” được lý giải trong chuyến thám hiểm gần đây của dự án AplAlga, đã được đăng tải trên tạp chí khoa học Live Science.

Đăng ngày: 10/06/2021
Cái nóng

Cái nóng "không chịu nổi" ở nơi đội tuyển Việt Nam thi đấu vòng loại World Cup

Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) có nơi gần đây ghi nhận mức nhiệt độ cao kỷ lục trong mùa hè, lên tới 51,8 độ C, trong khi nhiệt độ ở Dubai và nhiều nơi khác cũng tăng tới 49 độ C.

Đăng ngày: 09/06/2021
Socotra -

Socotra - "Đảo long huyết" độc nhất của Yemen bị đe dọa

Các nhà nghiên cứu cảnh báo về tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái độc nhất vô nhị tại hòn đảo Socotra của Yemen.

Đăng ngày: 09/06/2021
Vẻ đẹp kỳ ảo của thung lũng đá trắng như ở hành tinh khác

Vẻ đẹp kỳ ảo của thung lũng đá trắng như ở hành tinh khác

Thung lũng đá trắng - kiệt tác thiên nhiên nổi tiếng ở Kamchatka, Nga được cho là những chiếc thuyền mà các vị thần phơi khô nhưng lại bỏ quên.

Đăng ngày: 07/06/2021
Nghiên cứu mới về mức hủy diệt của thảm họa sóng thần Storegga

Nghiên cứu mới về mức hủy diệt của thảm họa sóng thần Storegga

Một nghiên cứu mới cho rằng nhiều thành phố ở bờ biển Scotland sẽ bị tàn phá, nếu trận sóng thần Storegga xảy ra ở thời hiện đại.

Đăng ngày: 07/06/2021
NASA đưa ra sứ mệnh ngăn chặn biến đổi khí hậu

NASA đưa ra sứ mệnh ngăn chặn biến đổi khí hậu

NASA sẽ đưa ra những sứ mệnh mới, tập trung vào việc ngăn sự biến đổi khí hậu của Trái đất.

Đăng ngày: 05/06/2021
Từ đêm nay (5/6) Bắc bộ sẽ có mưa, có nơi mưa rất to

Từ đêm nay (5/6) Bắc bộ sẽ có mưa, có nơi mưa rất to

Từ ngày 5 đến 11/6, ở Bắc bộ xảy ra một đợt mưa dông diện rộng trong khi đó nắng nóng ở Trung bộ có khả năng kéo dài đến giữa tháng 6.

Đăng ngày: 05/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News