Trái đất không bao giờ hết dầu thô, tức là chúng ta sẽ không hết xăng?
Chúng ta thường nghe nói tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn, trong khi đó đất thì chật, người thì đông, mà dân số tăng liên tục dẫn tới việc tăng tiêu thụ nguyên nhiên liệu. Người ta ước tính vào năm 2060 thì Trái đất sẽ hết dầu mỏ, khoảng 45 năm nữa sẽ hết khí đốt, khoảng 170 năm nữa sẽ hết than đá. Vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra khi Trái đất cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên, điển hình là dầu mỏ dùng để chế tạo xăng dầu cho động cơ đốt trong?
Trong khoản thời gian 50 năm cuối của thế kỉ 20 (1950 - 2000), loài người đã tiêu thụ lượng tài nguyên thiên nhiên nhiều hơn tổng lượng mà lịch sử nhân loại đã tiêu thụ từ năm 1950 trở về trước. Vào thập niên 1970, các nhà khoa học đã dự đoán rằng nhiều loại nguyên liệu sẽ cạn kiệt do sự khai thác và tiêu thụ quá mức của loài người.
Người ta ước tính vào năm 2060 thì Trái đất sẽ hết dầu mỏ.
Một bài viết phát hành năm 1972 tiên đoán rằng đến cuối thế kỉ 20, loài người sẽ khai thác hết các kim loại quý hiếm như vàng, bạc, đồng, thủy ngân, kẽm vv. Tuy nhiên hiện nay chúng ta vẫn đào được các kim loại này và sử dụng hàng ngày, chưa có dấu hiệu nào là cạn kiệt hết, vậy còn dầu thô thì sao?
Thuật ngữ "hết", "cạn kiệt" tức là chúng ta đã khai thác hết, dưới lòng đất không còn gì để đào lên, hút lên mà xài. Trên thực tế, loài người vẫn chưa khám phá được hết lòng đất bên dưới đôi chân chúng ta đứng. Có nhiều mỏ khoáng sản tự nhiên vẫn chưa được khai phá. Những mỏ càng xa, càng sâu thì công sức để khai thác càng lớn, càng tốn kém nhiều chi phí thăm dò.
Ví dụ đến một ngày OPEC tuyên bố họ đã hút hết dầu rồi, không còn giọt nào nữa, thì khắp nơi trên Trái đất vẫn còn rất nhiều mỏ dầu chưa khai thác hết, thậm chí là chưa được biết tới. Vấn đề phát sinh lúc này là chi phí thăm dò và khai thác các mỏ dầu sẽ tăng cao.
Giả sử chi phí để khai thác 1 thùng dầu thô trung bình hiện nay là 40$/thùng. Thì khi OPEC tuyên bố hết dầu, các bên khác phải tăng cường khai thác để bù đắp lại sản lượng bỏ trống của OPEC. Họ sẽ phải đi xa hơn, liên kết với nhiều quốc gia hơn, hợp tác với nhiều đơn vị hơn để tìm ra các mỏ dầu mới.
Kết quả là chi phí khai thác 1 thùng dầu sẽ tăng lên, lúc đó hút đầy 1 thùng dầu sẽ tốn 50 đô, rồi 60 đô, rồi 70 đô, dần dần sẽ lên 100$/thùng, thậm chí là 1000$/thùng khi trữ lượng dầu càng ngày càng ít, càng khó khai thác hơn. Mà chi phí khai thác dầu tăng đến một mức nào đó thì nó sẽ vượt mức lợi nhuận, tức là hút dầu lên bán nhưng vẫn lỗ.
Trên thực tế, ccó nhiều mỏ khoáng sản tự nhiên vẫn chưa được khai phá.
Hậu quả của việc này kéo theo các chi phí khác cũng lần lượt tăng lên, rồi các loại nguyên nhiên liệu khác cũng tăng giá theo để bù lại cho sự thiếu hụt nguồn dầu. Tức là trên thực tế dầu mỏ không hề bị cạn kiệt, nhưng mà nó ở xa quá, sâu quá không thể khai thác được, hoặc nếu có hút lên được thì chi phí cũng cực kỳ đắt đỏ vì phải chia đều giữa các bên cùng góp công góp của khai thác.
Đó chính là lý do vì sao chính phủ của các nước đang ra sức thúc đẩy sự phát triển của các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo để thay thế cho xăng dầu và than đá. Vì đơn giản thôi, đối với các nước giàu mạnh thì chưa cần lo, nhưng những nước nghèo, nước kém phát triển và đang phát triển thì lại là câu chuyện khác. Giá xăng dầu tăng cao thì người dân không thể chi tiền 100k để mua 1 lít xăng được.
- Huyền bí 99.999 viên gạch "ma quái" xây Vạn Lý Trường Thành
- Nhìn thì cứ tưởng là kỳ quan tự nhiên, ai ngờ chúng hoàn toàn là do con người tạo ra
- Báo hoa mai lao khỏi bụi cỏ vồ 4 người bị thương