Huyền bí 99.999 viên gạch "ma quái" xây Vạn Lý Trường Thành

Vạn Lý Trường Thành được xây bằng trí tuệ, sự hi sinh của rất nhiều người dân Trung Quốc. Không chỉ là một trong 7 kỳ quan thế giới, công trình còn chứa đựng rất nhiều bí ẩn mà hậu thế muốn tìm hiểu.

Vạn Lý Trường Thành là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc, được xây liên tục bằng đất và đá từ thế kỷ 5 trước Công Nguyên cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ quốc gia khỏi sự tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ và những bộ tộc du mục khác.

Huyền bí 99.999 viên gạch ma quái xây Vạn Lý Trường Thành
Ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của Vạn Lý Trường Thành.

Một số đoạn tường được xây từ thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 trước Công Nguyên và 200 trước Công Nguyên. Phần tường này nằm phía bắc cách xa phần Vạn Lý Trường Thành hiện tại xây dưới thời nhà Minh.

Nghiên cứu sơ bộ công bố hồi năm 2009, ước tính công trình có chiều dài 8.850 km. Theo số liệu của cuộc khảo sát mới nhất cho thấy, công trình dài 21.196 km. Tuy nhiên, nếu chắp nối tất cả các đoạn tường thành với nhau thì tổng chiều dài của nó có thể lên tới 56.000 km. Chiều cao trung bình bức tường 7 m so với mặt đất. Mặt trên của tường thành rộng trung bình từ 5-6m.

Chất liệu xây dựng Vạn Lý Trường Thành là thứ không ai ngờ tới

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, công trình vĩ đại vẫn "đua gan cùng tuế nguyệt". Phải chăng công trình được tạo nên từ những vật liệu quý hiếm và phức tạp mới vững bền đến vậy? Trên thực tế, loại vữa giúp người Trung Hoa tạo nên Vạn Lý Trường Thành có sự pha trộn từ gạo nếp - loại thực phẩm rất quan trọng của người dân ở khu vực phía nam nước này.

Trong quá trình trùng tu bức tường thành tại thủ phủ Tây An, người ta nhận thấy khó cạo bỏ lớp vữa trên những viên gạch cổ. Khi kiểm tra với hóa chất, các chuyên gia phát hiện loại nguyên liệu này có phản ứng với thuốc thử là gạo nếp. Phân tích tia hồng ngoại cũng cho thấy cấu trúc phân tử tương tự như gạo nếp. Hay nói cách khác, chính loại vữa gạo nếp tạo nên sự vững bền "như bàn thạch" của công trình tới ngày nay.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, họ phát hiện những người thợ xây dựng thời Trung Quốc cổ đại đã trộn cháo gạo nếp với đá vôi đã nung nóng ở nhiệt độ cao, thêm nước và các thành phần khác để tạo nên loại vữa đặc biệt.

Khác gạo tẻ, gạo nếp sau khi nấu sẽ kết dính với nhau chặt hơn, để khô trở nên rất cứng. Cấu trúc này rắn chắc và không thấm nước. Có thể người xưa đã linh cảm được sự khác lạ từ thực tế nên đưa thứ nguyên liệu này vào xây dựng, coi đó là vật liệu quý. Qua đó để thấy, đây là một trong những sáng tạo kỹ thuật bậc nhất ở lịch sử cổ đại.

Ngoài Vạn Lý Trường Thành, một số công trình tháp cổ, cầu cổ xây thời Đường, Tống ở Tuyền Châu, từng chịu động đất 7,5 độ richter nhưng vẫn trụ vững. Hay thành cổ xây ở Nam Kinh, Tây An dưới thời nhà Minh, trải qua 600 năm lịch sử nhưng chưa bị sụt lún. Chúng có chung đặc điểm đều dùng vữa gạo nếp. Sau đời Tống, Nguyên, loại vữa này được dùng đại trà hơn.

Nụ cười của mỹ nhân khiến một triều đại diệt vong

Chuyện xảy ra vào thời Tây Chu (1122 - 711 trước Công Nguyên), được lưu lại trong "Sử ký Tư Mã Thiên". Khi đó, Chu U Vương là vị vua thứ 12 của nhà Chu, nhưng cũng là vị vua cuối cùng thời Tây Chu. Ông bị sử sách đánh giá là một hôn quân, vì say mê mỹ nhân có tên Bao Tự nên đã mất cả cơ đồ.

Theo tài liệu cổ ghi lại, Bao Tự vốn là mỹ nhân tuyệt sắc không ai sánh kịp. Dù được Chu U Vương hết lòng sủng ái, nhưng người đẹp không bao giờ cười. Hết lòng yêu chiều vị phi tần này, vua Chu quyết tâm dùng đủ mọi cách để đổi lấy nụ cười của Bao Tự.

Huyền bí 99.999 viên gạch ma quái xây Vạn Lý Trường Thành
Chu U Vương mất cả cơ đồ vì nàng Bao Tự.

Khi đó, quanh đất nhà Chu xây nhiều tháp dầu gọi là đài Ly Sơn, dùng để đốt sáng các cột lửa báo hiệu có quân Khuyển Nhung kéo tới thì chư hầu tới cứu viện. Được một viên quan trong triều hiến kế, vua Chu đốt lửa trên tháp dầu. Quân chư hầu xung quanh vội tới ứng cứu. Thế nhưng khi tới nơi, các binh sỹ chưng hửng mới biết bị lừa. Thấy cảnh tượng lộn xộn bên dưới, từ trên đài cao, Bao Tự liền bật cười. Vua Chu cũng vì thế mà hoan hỉ. Để chiều lòng người đẹp, Chu U Vương còn cho đốt lửa trên đài vài lần, khiến quân chư hầu lao tới cứu viện và phải hậm hực ra về.

Về sau, quân Khuyển Nhung kéo tới đài Ly Sơn đánh phá, vua Chu ra lệnh đốt lửa triệu hồi, chư hầu xung quanh tưởng lại là chuyện đùa cợt như những lần trước nên không còn ai tới ứng cứu nữa. Cuối cùng, phiến quân nổi loạn đánh vào trong thành, nhà Chu diệt vong và thời Tây Chu sụp đổ.

99.999 viên gạch và một viên thừa khiến đoạn tường thành phải xây lại lần 2

Gia Dục Quan vốn là cửa ải nằm ở cực Tây của Vạn Lý Trường Thành, xây dựng ở vùng biên giới giáp sa mạc Gobi. Cửa ải này nằm ở điểm hẹp nhất của phần phía tây, xây dựng vào đầu thời nhà Minh, khoảng năm 1372. Trong số các cửa ải còn sót lại, Gia Dục Quan là công trình quân sự cổ đại còn nguyên vẹn nhất, còn được biết tới với tên gọi "Thiên hạ đệ nhất hùng quan".

Do xây trên sa mạc Gobi và cực tây của lãnh thổ Trung Quốc xưa kia, nên ngoài tác dụng phòng thủ, cửa ải này còn là một trạm dừng quan trọng của "Con đường tơ lụa" huyền thoại, kết nối Trung Quốc với các nước Tây và Trung Á.

Huyền bí 99.999 viên gạch ma quái xây Vạn Lý Trường Thành
Cửa ải này may mắn chưa từng xảy ra chiến loạn.

Nơi đây còn có tên gọi khác là "Hòa Bình Quan", được củng cố vô cùng vững chắc và may mắn chưa từng xảy ra chiến loạn.

Từ khi khởi công, cửa ải này đã gắn liền với một truyền thuyết kỳ lạ liên quan tới một người đàn ông tên là Dịch Khai Chiêm, sống thời nhà Minh (1368 - 1644). Vốn là một người giỏi cả kiến trúc và số học, ông được quan trên yêu cầu đảm nhận nhiệm vụ thiết kế cửa ải, ước tính số lượng gạch chính xác để xây thành.

Dịch Khai Chiêm tính toán và nhận định cần tới 99.999 viên gạch để hoàn thành công trình. Viên quan phụ trách không tin và nói rằng, chỉ cần tính sai một viên, quân lính sẽ phải lao động khổ sai trong 3 năm.

Huyền bí 99.999 viên gạch ma quái xây Vạn Lý Trường Thành
 Tòa tháp Gia Dục Quan.

Khi Gia Dục Quan xây xong, quả nhiên duy nhất còn một viên gạch thừa lại. Viên quan rất vui mừng tìm cách trừng phạt Dịch Khai Chiêm cũng như số lính xây thành. Khi đó, Dịch Khai Chiêm nói, viên gạch thừa vốn do thần tiên đặt tại đó, chỉ cần xê dịch ra chỗ khác, cả đoạn tường thành sẽ sụp đổ.

Viên quan nọ không tin lời, bèn cho bỏ viên gạch đi. Bất ngờ, đoạn tường thành liền đổ sập xuống, phải xây lại lần 2. Sau khi xây xong, viên gạch được đặt đúng vị trí cũ và hiện vẫn nằm trên tòa tháp Gia Dục Quan.

Cửa ải nằm hiểm trở giữa hai vách núi, nơi chỉ chim nhạn mới có thể bay qua

Nằm trên núi Nhạn Môn thuộc huyện Đại, cách thành phố Hân Châu tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, chừng 20 km về phía bắc, Nhạn Môn Quan là cửa ải trọng yếu để vượt qua Vạn Lý Trường Thành.

Với địa thế hiểm trở, nằm lọt thỏm giữa hai bờ vách núi dựng đứng, lại là nơi có rất nhiều chim nhạn, nên cửa ải này được gọi là Nhạn Môn Quan với hàm ý chỉ có những con chim nhạn mới vượt qua nổi cửa ải hùng vỹ.

Huyền bí 99.999 viên gạch ma quái xây Vạn Lý Trường Thành
Nhạn Môn Quan là cửa ải trọng yếu để vượt qua Vạn Lý Trường Thành.

Nếu như đoạn tường thành đầu tiên sớm được Hoàng đế Tần Thủy Hoàng cho xây từ thời điểm trước Công Nguyên, thì phải tới thời nhà Đường (618 - 907) cửa ải Nhạn Môn mới được khởi công. Không chỉ là điểm quân sự quan trọng trong lịch sử Trung Hoa cổ đại và trung đại, vùng đất này còn chứng kiến nhiều trận đánh lớn nhỏ kéo dài suốt hàng ngàn năm lịch sử.

Nơi này xây bằng gạch với những con đường lát đá. Các bức tường bao quanh trải dài từ đông sang tây khoảng 5 km được bố trí nhiều tháp canh. Những dấu vết của lịch sử còn hằn in trên cổng thành, gợi nhớ về một thời loạn lạc của chiến tranh.

Trước kia, Nhạn Môn Quan có rất nhiều tháp cổ. Ở cổng phía đông có một tòa tháp hiện còn giữ lại, nhưng phần nhiều đã bị cháy rụi trong cuộc chiến tranh với Nhật Bản.

Huyền bí 99.999 viên gạch ma quái xây Vạn Lý Trường Thành

Cửa ải Nhạn Môn còn được biết tới nhiều hơn qua điển tích "Chiêu Quân cống Hồ", hay qua ngòi bút của cố nhà văn Kim Dung trở thành mảnh đất huyền thoại xuất hiện trong bộ tiểu thuyết "Thiên Long Bát Bộ". Nơi này gắn liền với nhân vật Kiều Phong - vị đại anh hùng dùng chính sinh mạng của mình đánh đổi lấy sự bình an cho người dân hai nước Tống - Liêu….

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đường hầm Inunaki: Cung đường quỷ ám dẫn vào

Đường hầm Inunaki: Cung đường quỷ ám dẫn vào "ngôi làng tử khí" của Nhật Bản

Giai thoại về đường hầm ma ám Inunaki và ngôi làng cùng tên, địa điểm xảy ra vô số án mạng và câu chuyện rùng rợn, là urban legend - truyền thuyết đô thị kinh dị và nổi tiếng nhất tại Nhật Bản.

Đăng ngày: 23/02/2022
Sự thật ít ai biết về những tờ cáo thị thời xưa: Tội phạm muốn thoát thân cũng khó!

Sự thật ít ai biết về những tờ cáo thị thời xưa: Tội phạm muốn thoát thân cũng khó!

Dù hình vẽ trên cáo thị được vẽ xấu đến mức đến người thân của tội phạm cũng khó lòng nhận ra. Nhưng, tội phạm vẫn khó lòng chạy thoát! Tại sao?

Đăng ngày: 23/02/2022
Biến bã cà phê thành sản phẩm làm đẹp

Biến bã cà phê thành sản phẩm làm đẹp

Công ty Upcircle ở London đang tận dụng bã cà phê bỏ đi để sản xuất kem tẩy da chết, mang lại giá trị kinh tế cho rác thải.

Đăng ngày: 23/02/2022
Cảnh báo đáng sợ khi

Cảnh báo đáng sợ khi "lục địa xanh" thời khủng long sắp trồi lên lại

Có những nghiên cứu cho thấy vào kỷ Phấn Trắng, Nam Cực từng sở hữu khí hậu rừng mưa nhiệt đới với hệ động thực vật trù phú. Nhưng nếu lục địa này tươi xanh lần nữa, sẽ là thảm họa.

Đăng ngày: 23/02/2022
Phát hiện mỏ Lithium khổng lồ trên dãy Himalaya, tương lai ngành xe điện Trung Quốc bỗng dưng rộng mở

Phát hiện mỏ Lithium khổng lồ trên dãy Himalaya, tương lai ngành xe điện Trung Quốc bỗng dưng rộng mở

Các chuyên gia cho rằng phát hiện này có thể giúp giảm sự phụ thuộc quá mức của Trung Quốc vào nguồn lithium nhập khẩu.

Đăng ngày: 23/02/2022
Nhanh gấp 3 lần tốc độ âm thanh, viên đạn vẫn bị nhiếp ảnh gia

Nhanh gấp 3 lần tốc độ âm thanh, viên đạn vẫn bị nhiếp ảnh gia "tóm gọn"

Mặc dù có thể đạt tới tốc độ tối đa khoảng 900 mét/giây, song viên đạn tại thời điểm phỏng ra khỏi nòng súng vẫn bị các nhiếp ảnh gia " tóm gọn" ở Thế Vận hội Mùa đông 2022.

Đăng ngày: 22/02/2022
Siêu lũ cổ đại làm biến dạng vỏ Trái đất

Siêu lũ cổ đại làm biến dạng vỏ Trái đất

Trận lũ do băng tan chảy ở kỷ Băng Hà cuối cùng làm thay đổi bề mặt Trái Đất, để lại nhiều dấu vết vẫn có thể nhìn thấy ngày nay ở Bắc Mỹ.

Đăng ngày: 22/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News