Trái đất lại trở mình trên vành đai lửa

Thị trấn Jiasian, miền nam đảo Đài Loan (Trung Quốc) sáng 4/3 đã rơi vào cảnh hoảng loạn khi trận động đất mạnh 6,7 độ richter với nhiều đợt dư chấn làm rung chuyển các tòa nhà lớn, khiến hàng trăm người đổ xô ra đường.

Ít nhất đã có 12 người bị thương, hàng chục ngôi nhà sụp đổ, lửa bốc cháy nhiều nơi, các dịch vụ tàu điện ngầm, đường tàu hỏa Bắc – Nam bị ngưng trệ nhiều giờ liền.

Giám đốc trung tâm địa chấn thuộc Cục khí tượng Đài Loan Kuo Kai-wen cho biết, mặc dù về mặt địa lý có thể không liên quan gì đến thảm họa địa chấn tại Chile, nhưng trận động đất này có cường độ mạnh nhất tại miền nam Đài Loan trong hơn 1 thế kỷ qua. Đây là điều rất khác thường và bất ngờ.

Cùng ngày, hai trận động đất cỡ vừa mạnh 5,3 và 5,2 độ richter cũng đã xảy ra tại khu vực tây Java với tâm chấn sâu 30 km và bắc Sulawesi (Indonesia) với tâm chấn sâu 12km, tuy nhiên không gây thương vong hay thiệt hại đáng kể.

Động đất gây cháy tại TP Cao Hùng. Ảnh: Reuters

Trước đó, ngày 2/3, trận động đất mạnh 6,1 độ richter tại thành phố Tuguegarao, tỉnh Luzon (Phillippine) đã cắt ngang bài phát biểu của TT Gloria Arroyo. Trong khi nhiều nhà địa chất khẳng định các cơn địa chấn trên không liên quan gì đến trận động đất tại Chile, thì một số ý kiến khác lo ngại rằng các đợt động đất liên tục trên vành đai lửa Thái Bình Dương là dấu hiệu báo trước của các đợt địa chấn khủng khiếp mới.

Bên kia bờ Thái Bình Dương, 3 đợt dư chấn mạnh 6 độ richter ngày 3.3 tiếp tục làm rung chuyển Chile, gây hoảng loạn cho hàng nghìn người. Giới chức Chile đã ban bố cảnh báo sóng thần ngay sau đó, tuy nhiên lệnh báo động được dỡ bỏ sau đó vài tiếng.

Giới khoa học cảnh báo nguy cơ động đất khu vực nam Chile vẫn rất lớn khi cơn địa chấn ngày 27/2 hình thành nhiều đứt gãy mới với các khoảng trống giữa các tầng địa chất tại đây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News