Trái đất lọt vào siêu bão "vật chất tối" tàng hình

Một cơn bão xoáy khổng lồ với thành phần là "vật chất tối" tàng hình đang thổi qua Trái đất, theo nghiên cứu mới của Anh và Tây Ban Nha.

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Zaragoza (Tây Ban Nha), King's College London và Viện Thiên văn học Anh vừa phát hiện ra S1 – một cơn cuồng phong vô hình mang theo tàn dư của một thiên hà đã chết đang thổi qua khu vực có Trái đất trong thiên hà Milky Way.

Nghiên cứu dựa trên các dữ liệu thu được từ tàu vũ trụ Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), đang làm nhiệm vụ lập bản đồ thiên hà Milky Way.


Mô phỏng cơn bão vật chất tối của NASA.

Vật chất tối là một dạng vật chất giả thuyết trong vũ trụ với thành phần huyền bí và hoàn toàn vô hình trước con mắt loài người. Các thiết bị công nghệ hiện đại vẫn chưa có cách nào nắm bắt được vật chất tối mà chỉ có thể nhận ra sự hiện diện của nó nhờ vào những tác động lên các vật thể rắn khác, như kiểu người ta nhận biết sự hiện diện của một bóng ma trong phim ảnh.

Lần này cũng vậy, các nhà khoa học xác định được cơn bão vật chất tối nhờ theo dõi chuyển động khác thường của 30.000 ngôi sao có thành phần hóa học kỳ lạ. Chúng đang di chuyển theo quỹ đạo hình elip như bị một cơn gió xoáy vô hình cuốn theo.

30.000 ngôi sao này là tàn dư của một thiên hà lùn từng va cham với thiên hà Milky Way của chúng ta để rồi bị Milky Way "nuốt mất".

Theo các tính toán, cơn bão vật chất tối có hình dạng như một bão xoáy nhiệt đới nhưng ở quy mô khổng lồ. Điều đặc biệt nhất là ngay lúc này, nó đang quét qua trái đất với tốc độ 500km/giây. Tuy nhiên, vì đây là dạng vật chất tàng hình nên bạn không thể nhìn thấy nó. Nó cũng không tác động lên con người và vạn vật như những cơn bão thông thường mà chỉ lẳng lặng đi qua như bóng ma nên bạn cũng không thể cảm thấy nó.

Nhóm nghiên cứu tin rằng phát hiện trên đã giúp họ chứng minh sự tồn tại của vật chất tối. Khoảng 68% vũ trụ là năng lượng tối, 27% là vật chất tối và 5% là tất cả những gì bạn nhìn thấy được: các hành tinh, các vì sao… Ước tính có hàng chục cơn bão vật chất tối đang hoành hành trong thiên hà của chúng ta.

Dự tính, phải mất đến 1 triệu năm để cơn bão vật chất tối rời khỏi Trái đất. Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Physical Review D.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News