Trái Đất nóng lên làm cường độ bão tuyết tăng
Biến đổi khí hậu không chỉ làm Trái Đất ấm lên, mà còn làm cường độ các cơn bão tuyết nhiều và mạnh hơn. Đây là cảnh báo của giới khoa học Mỹ đưa ra ngày 1/3.
Các nhà khoa học khẳng định, việc xuất hiện các cơn bão tuyết mạnh có liên quan đến tình trạng Trái Đất ấm lên. Theo họ, khi nhiệt độ Trái Đất tăng lên, không khí hấp thu nhiều hơi ẩm hơn, tạo ra các cơn bão có sức tàn phá lớn trong tất cả các mùa, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội.
Thực tế, lần đầu tiên trong suốt 50 năm qua, khu vực Đông Bắc nước Mỹ phải trải qua ba cơn bão tuyết cấp ba chỉ trong hai mùa Đông.
Thành phố New York cũng đã ghi nhận lượng tuyết dày kỷ lục trong tháng 2/2010 (94 cm) và tháng 1/2011 (91,5 cm). Tuy trải qua mùa Đông lạnh giá, song nhiệt độ tại Mỹ lại không xuống mức kỷ lục.
Dẫn một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học cho biết có tới 80% các cơn bão tuyết (rơi dày trên 13 cm) xảy ra tại Mỹ trong thế kỷ 20 khi nhiệt độ mùa Đông cao hơn mức trung bình. Do đó, nếu Trái Đất tiếp tục nóng lên, cường độ xảy ra bão tuyết trong vài thập kỷ tới sẽ tăng. Tình trạng này sẽ chỉ chấm dứt khi nhiệt độ vượt qua ngưỡng quá nóng để có thể tạo ra bão tuyết mạnh.
Theo ông Mark Serreze, Giám đốc Trung tâm dữ liệu băng tuyết quốc gia tại Boulder, bang Colorado, do nhiệt độ tại Bắc Cực trong mùa Đông năm ngoái tăng lên sát mức kỷ lục, nên lượng băng tại cực này đã giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ tháng 12/2010-2/2011.
Ông cho rằng, chính lượng băng suy giảm tại Bắc Cực, đã khiến độ ẩm không khí tăng, tác động mạnh đến khí hậu toàn cầu. Đơn cử như mùa Đông qua, các nhà khoa học đã chứng kiến Dao động Bắc (Arctic Oscillation) - mô hình dao động về sự chênh lệch áp suất khí quyển, âm bất thường. Khi đó, áp suất khí quyển cao hơn bình thường ở Bắc Cực, khiến các đới gió thổi không khí nóng vào khu vực này, trong khi làm không khí lạnh tràn vào Mỹ và châu Âu.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn nhận định, cho dù hiện mùa Xuân tại Bắc Mỹ đã gần kết thúc, song khu vực này sẽ tiếp tục hứng chịu những đợt tuyết mới vào tuần tới và khi băng tuyết tan chảy có thể gây ra các trận lụt lịch sử tại Minnesota, Nam Dakota và Bắc Dakota.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
