Trái đất sắp đón siêu mưa sao băng từ "sao chổi ma" vừa nổ

Hãy ngước nhìn lên bầu trời vào cuối tháng 5, vì chúng ta có thể là thế hệ đầu tiên của nhân loại có dịp chiêm ngưỡng tau Herculids - trận mưa sao băng xuất hiện lần đầu vào năm nay.

Theo tờ Space, nguồn gốc của tau Herculidssao chổi 73P/Schwassmann-Wachmann 3, được gọi tắt là SW3, một "sao chổi ma" từng khiến các nhà thiên văn nhiều lần bất ngờ.


Hình ảnh hiếm hoi về SW3 vào thời nó đang tan rã - (Ảnh: ESA)

Được phát hiện lần đầu vào năm 1930, SW3 suốt một thời gian dài không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nó quay quanh Mặt Trời khoảng 5,4 năm một lần và chỉ có vài pha tiếp cận gần Trái đất hiếm hoi trong suốt 1 thế kỷ.

Vào năm 1995, sao chổi SW3 được dự đoán sẽ tiếp cận gần Trái đất lần nữa. Nhưng thứ xuất hiện không còn là một sao chổi ma quái và mờ nhạt, mà là thứ gì cực kỳ sáng bằng mắt thường, sáng gấp 400 lần. Các quan sát của Đài thiên văn Nam Âu đặt tại La Silla - Chile cho thấy hạt nhân nhỏ bé của SW3 đã nổ tung, khiến nó bị chia thành 4 phần lớn và vô số mảnh vụn.

Trong lần tái xuất vào năm 2000, 2 trong số 4 mảnh vỡ quay trở lại kèm theo một mảnh khác, có thể vừa vỡ ra trong chuyến du hành.

Năm nay, Trái đất sẽ vô tình bay quanh đám mây mảnh vỡ mà SW3 tạo thành, điều có thể dẫn tới một trận mưa sao băng hoàn toàn mới.

Trận mưa sao băng này có thể diễn ra theo 2 kiểu. Một là, đó là một siêu mưa sao băng thuộc hàng vĩ đại nhất mọi thời đại. Kịch bản thứ 2, xác suất thấp hơn và không được trông đợi, đó là... không thấy ngôi sao băng nào hết.

Tất cả những gì chúng ta có thể làm là chờ đợi. Nếu mọi việc thuận lợi, siêu mưa sao băng sẽ xuất hiện rực rỡ vào đêm 30, rạng sáng 31-5, có thể trước hay sau 1 ngày tùy theo múi giờ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Xem trạm ISS hiện đang ở đâu chỉ bằng những trang web đơn giản này

Xem trạm ISS hiện đang ở đâu chỉ bằng những trang web đơn giản này

Bài viết sẽ chia sẻ một số cách giúp bạn dễ dàng theo dõi vị trí hiện tại của trạm ISS ở trên bầu trời.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News