Trái đất từng có loài giun dài 10 mét

Các nhà khoa học vừa tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của một loài giun khổng lồ dài tới 10 mét từ thời tiền sử tại thành phố biển Torbay, tây nam nước Anh. 

Giun nhung, một trong những sinh vật cổ đại còn sống trên trái đất. Ảnh: fed.us.


Các chuyên gia của tổ chức Riviera Geopark tại Anh tìm thấy nhiều đường hầm lớn dưới đất gần thành phố biển Torbay. Chúng phân bố rộng khắp ở lớp trầm tích dưới đáy sông hoặc thung lũng khô. Sau khi xem xét, họ cho rằng những đường hầm này được tạo ra bởi những con giun có chiều dài trung bình 10 mét và đường kính thân hơn 15 cm. Chúng sống cách đây ít nhất 260 triệu năm.

Tiến sĩ địa chất Kevin Page, một chuyên gia cổ sinh vật học của Đại học Plymouth cho rằng việc phát hiện những đường hầm khổng lồ là sự kiện chưa từng xảy ra trong khoa học. “Phát hiện này rất khác thường. Những đường hầm lớn xuất hiện khắp nơi trong một khu vực khá rộng. Không có bằng chứng nào cho thấy chúng được tạo ra bởi một sinh vật mà con người từng biết. Những hố này được tạo ra vào giai đoạn Đại cổ sinh, tức là trước khi khủng long xuất hiện trên trái đất."

Theo Page, giun khổng lồ thời tiền sử chủ yếu sống dưới đất. Chúng chỉ ngoi lên khi ăn và thở. Loài giun cổ đại nhất còn sống hiện nay là giun nhung (Velvet Worm), nhưng chiều dài thân trung bình của chúng chỉ đạt 15 cm. Giun nhung sống trong các rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Được coi là mắt xích giữa giun đốt và động vật chân đốt, giun nhung là loài giun duy nhất có chân.

Giun nhung thuộc nhóm những loài giun di chuyển chậm, chân của chúng rỗng và chứa đầy chất lỏng đặc quánh. Loài giun này không thay đổi gì trong suốt 360 triệu năm qua, ngoại trừ việc màu da của chúng nhạt dần để ngụy trang tốt hơn.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Đăng ngày: 19/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News