Trạm phát điện kết hợp năng lượng gió và mặt trời
Viện Cơ học đang lắp đặt một trạm phát điện năng lượng gió và mặt trời tại Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam. Đây là trạm phát điện đầu tiên sử dụng bộ nguồn thông minh có thể tự động lựa chọn điện gió hoặc điện mặt trời.
Trạm phát điện này có công suất thiết kế là 1500 W, lắp đặt ở độ cao 10-15 m. Theo khảo sát của Viện Cơ học, vận tốc gió ở Cù Lao Chàm trung bình là 9-10m/s, rất thuận lợi cho việc xây dựng các trạm phát điện sử dụng năng lượng gió.
Tuy nhiên, ông Phạm Văn Bạch Ngọc, phòng Cơ điện tử, Viện Cơ học (Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam), người trực tiếp khảo sát và xây dựng trạm điện này cho rằng: Nếu trạm chỉ sử dụng năng lượng gió thì có những lúc do vận tốc gió quá thấp, công suất phát điện của máy sẽ rất nhỏ, thậm chí máy không hoạt động. Đây thường là lúc trưa nắng, nguồn năng lượng mặt trời rất dồi dào. Do đó, việc kết hợp cả hai loại năng lượng tái tạo trên đã khắc phục được hiện tượng phát điện ngắt quãng.
Để có thể kết hợp cả năng lượng gió và năng lượng mặt trời, Viện Cơ học đã kết hợp cùng Viện Công nghệ thông tin để chế tạo một bộ nguồn thông minh. Bộ nguồn này gồm 2 đầu vào, một đầu là điện gió, một đầu là điện mặt trời, đầu ra dùng nạp ắc quy và qua bộ đổi điện để phục vụ người tiêu dùng. Nhờ vậy, hệ thống phát điện luôn hoạt động 24/24h.
Hiện nay, Viện Cơ học đang hoàn thiện trạm phát điện này, dự định, muộn nhất đến tháng 12 sẽ đưa vào hoạt động.
Ông Bách Ngọc cho biết, hiện nay, người dân ở Cù Lao Chàm chỉ được dùng điện 18h-20h hằng ngày với giá 5.000 một kw/h. Trước mắt, trạm phát điện 1500 W sẽ được dùng cho các hoạt động văn phòng của UBND xã Tân Hiệp. Ông Ngọc cho biết, để hơn 4.000 dân Cù Lao Chàm được sử dụng điện, cần xây dựng một trạm phát điện năng lượng gió với quy mô khoảng 300 KW kết hợp với trạm phát điện diesel có sẵn.
Cù Lao Chàm đang phát triển tiềm năng du lịch và Viện Cơ học cho biết nếu có thể, sẽ tiếp tục xây dựng một trạm điện sử dụng năng lượng gió có công suất 600 KW sẽ rất thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế và phục vụ sinh hoạt. Theo theo ước tính ban đầu, nếu có thể lắp đặt trạm điện như thế, người dân sẽ chỉ phải trả 2.000-2.500 đồng cho mỗi kw/h và có thể thấp hơn nếu có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Minh Thuỳ

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla
"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

Chiếc la bàn cổ nhất
Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại
La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Sự ra đời và phát triển của ô tô
Ô tô, trước hết là một vấn đề về động cơ. Vì cái xe chở đồ do Nicolas Joseph Cugnot sáng chế năm 1770 đáp ứng đúng nghĩa, theo nguyên nghĩa của từ automobile (xe chạy tự động), tức là ô tô, nhưng có lẽ vô ích ghi vào danh mục vô vàn cái xe chạ

Lịch sử tàu thủy (phần 1)
Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ và

Giấy - Ra đời và phát triển
Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư
