Trạm sạc điện cho xe lớn nhất thế giới sắp được xây dựng

Công ty Sortimo của Đức đang lên kế hoạch xây dựng trạm sạc nhanh cho xe điện lớn nhất thế giới với 144 điểm sạc.

Trong bối cảnh các nước đang tiến tới cấm các loại xe sử dụng nhiên liệu đốt truyền thống và người dùng chuyển qua các phương tiện chạy bằng điện, thế giới sẽ cần nhiều hơn các trạm sạc cho chúng. Do đó, công ty Sortimo của Đức đang lên kế hoạch xây dựng trạm sạc điện nhanh lớn nhất thế giới với khoảng 144 điểm sạc. Trạm được dự kiến xây dựng gần đường cao tốc A8 của Đức.

Trạm sạc điện cho xe lớn nhất thế giới sắp được xây dựng
Trạm sạc điện cho xe lớn nhất thế giới. (Ảnh: Sortimo).

Theo số liệu từ Sortimo, khoảng 4.000 phương tiện có thể sạc mỗi ngày tại Innovationspark Zusmarshausen. Trong đó, 24 trên 144 điểm sạc là điểm siêu tăng áp với 350 kW. Vượt qua công nghệ Tesla Supercharger (150 kW). Dự đoán, trạm Innovationspark Zusmarshausen sẽ tiết kiệm được 29,5 triệu lít dầu và giảm thải khoảng 60.000 tấn khí CO2 mỗi năm.

Innovationspark Zusmarshausen sẽ vượt xa hình ảnh của một trạm xăng thông thường. Theo FAZ, trạm có thể có thêm các văn phòng, khu mua sắm và ăn uống. Mọi người có thể gọi thức ăn trước khi tới để họ có thể ăn khi xe đang được sạc.

Về cách thiết kế, trạm sạc dự kiến sẽ được phủ bằng thảm xanh, gần gũi với thiên nhiên và có kiến trúc hòa mình với môi trường. Khiến mọi người cảm giác thư giãn như tại công viên tại đây.

Trạm sạc điện cho xe lớn nhất thế giới sắp được xây dựng
Phủ xanh trạm sạc, thân thiện với môi trường. (Ảnh: Sortimo).

Tất nhiên, năng lượng tái tạo là một phần của kế hoạch cho trạm sạc điện khổng lồ này. Sortimo cũng cung cấp thêm, năng lượng mặt trời có thể được dự trữ tại trạm và sử dụng vào những giờ cao điểm trong mạng lưới các công ty và hộ gia đình xung quanh. Trạm cũng được tích hợp với bộ phận quản lý nhiệt của Innovationspark Zusmarshausen nên nhiệt lượng thoát ra có thể dùng cung cấp cho các tòa nhà.

Công ty kĩ thuật Steinbacher Consult sẽ giúp đỡ trong thiết kế, công nghệ và quá trình vận hành. Dự kiến, Innovationspark Zusmarshausen sẽ được xây dựng vào đầu năm 2018 theo kinh phí của bộ giao thông Đức.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những công nghệ được kỳ vọng sẽ thay đổi cuộc sống của con người trong tương lai

Những công nghệ được kỳ vọng sẽ thay đổi cuộc sống của con người trong tương lai

Lọc nước biển thành nước ngọt, vắc xin điện tử chữa bách bệnh... những công nghệ này sẽ giúp cải thiện cuộc sống con người trong tương lai.

Đăng ngày: 28/02/2018
Bitcoin là gì?

Bitcoin là gì?

Dự án “tiền tệ ảo thử nghiệm” này đang trở thành một trong những chủ đề nóng nhất của giới công nghệ cũng như giới kinh tế.

Đăng ngày: 28/02/2018
Xe bay chạy điện có thể đạt tốc độ 300km/h

Xe bay chạy điện có thể đạt tốc độ 300km/h

Mẫu xe do công ty Đức Lilium Aviation chế tạo với một phần kinh phí từ Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) là phương tiện được đánh giá gần nhất với những minh họa phổ biến về xe bay.

Đăng ngày: 15/09/2017
Biến lớp vàng nano trong suốt thành gương phản chiếu chỉ bằng một dòng điện

Biến lớp vàng nano trong suốt thành gương phản chiếu chỉ bằng một dòng điện

Thành công lớn này sẽ mở ra cánh cửa – hay trong trường hợp này là cửa sổ - áp dụng công nghệ nano lên cuộc sống thường ngày.

Đăng ngày: 14/09/2017
Mẫu UAV hứa hẹn thay đổi bản chất không chiến của quân đội Mỹ

Mẫu UAV hứa hẹn thay đổi bản chất không chiến của quân đội Mỹ

Vào đầu tháng 9/2017, Cơ quan nghiên cứu các dự án phòng thủ tiên tiến (DARPA) đã đề xuất phát triển FMR với kinh phí dự tính khoảng 375.000 USD trong năm 2018.

Đăng ngày: 14/09/2017
Lần đầu tiên sử dụng công nghệ chỉnh sửa gene để thay đổi màu sắc của hoa

Lần đầu tiên sử dụng công nghệ chỉnh sửa gene để thay đổi màu sắc của hoa

Để biến đổi màu sắc của hoa, bà mẹ thiên nhiên phải mất khoảng 850 năm mới thực hiện được, nhưng CRISPR/Cas9 chỉ thực hiện trong vòng chưa đầy một năm.

Đăng ngày: 14/09/2017
Sắp có nhiên liệu sạch làm từ ánh sáng và chất béo

Sắp có nhiên liệu sạch làm từ ánh sáng và chất béo

Các chuyên gia có thể tổng hợp khí hydro từ nước bằng năng lượng mặt trời nhờ sử dụng các hợp chất xúc tác quang học đặc biệt được tạo ra nhờ titanium dioxide.

Đăng ngày: 13/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News