Trạm thí nghiệm Geneva với cuộc chiến virut đậu mùa ở cây mận

Khi hai cây mận và một cây đào tại Niagara County, N.Y., có phản ứng dương tính với virut plum pox (PPV) (virut đậu mùa ở mận) năm 2006, môt nhóm chuyên diệt loại virut này lập tức hành động nhưng sau vài tháng đã phải tìm đến sự trợ giúp của nhà nghiên cứu bệnh học Marc Fuchs thuộc Cornell.

Năm ngoái, 16 cây tại bang New York phản ứng dương tính với PPV. Chính vì vậy, 26 mẫu (mẫu Anh) cây ăn quả đã bị phá hủy. Tuy nhiên hy vọng rằng qua nỗ lực nhận biết và kiểm soát chặt chẽ, PPV có thể được diệt trừ hoàn toàn khỏi New York.

Bệnh đậu mùa ở cây họ mận xuất hiện lần đầu tiên tại Bulgari năm 1915 và hiện là bệnh dịch chính ở cây Prunus tại châu Âu, gây ảnh hưởng đến mận, đào, xuân đào, mơ cũng như các loại cây cảnh. Vì rệp vừng có thể phát tán loại bệnh này, các cơ quan điều hành tại New York đã có nhiều biện pháp phòng ngừa loại bệnh này. Năm 2006, Sở thanh tra y tế động thực vật (APHIS) thuộc Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã công bố tình trạng khẩn về nông nghiệp tại New York, rót thêm vốn cho các nỗ lực tiêu diệt dịch bệnh bao gồm một cuộc khảo sát chuyên sâu đối với cây ăn quả Prunus và các loại cây cảnh Prunus trong công viên và sân vườn.

Triệu chứng đậu mùa mận (đốm tròn) trên lá mận
Fuchs, giáo sư bệnh học ở thực vật thuộc Trạm thí nghiệm nông nghiệp bang New York tại Geneva, N.Y., đã phân tích các mẫu cây Prunus để nhận biết PPV cho nhóm viên chức của APHIS và Ban nông nghiệp và thị trường thuộc bang New York. Phòng thí nghiệm của ông phân tích tất cả các mẫu được thu thập tại New York, lên đến con số 91.000 mùa trước. Fuchs cho rằng sẽ có hơn 110.000 mẫu để phân tích trong mùa này.

Phòng thí nghiệm của Fuch, giống như tất cả các phòng thí nghiệm tham gia vào đợt khảo sát, phải thực hiện các quy định nghiêm ngặt về việc phân tích và thu thập mẫu, bao gồm không được biết nguồn gốc của mẫu để giảm thiểu thiên lệch do thông tin về xuất xứ của cây trồng. Khi một mẫu phản ứng dương tính và Phòng nghiên cứu Germplasm quốc gia thuộc USDA tại Beltsville, Md., khẳng định rằng mẫu đó là dương tính, cây tương ứng sẽ bị loại bỏ cùng với tất cả nhưng cây bị ảnh hưởng trong bán kính 50 mét (khoảng 55 thước Anh).

Kết quả dương tính là một điều hết sức tai hại đối với người nuôi trồng, vì cả vườn cây lẫn nguồn thu nhập đều bị phá hủy. Tuy nhiên những người nuôi trồng hiểu rõ nguy cơ tiềm tàng của PPV đối với những vườn cây Prunus trên cả nước và họ được chính phủ đền bù cho những cây bị chặt bỏ và thiệt hại về sản lượng. Đang có nhiều nỗ lực đào tạo người trồng và cập nhật thông tin cho họ kịp thời để họ cũng trở thành một phần của nhóm.

Một lượng khổng lồ các mẫu đậu mùa mận trong mùa khảo sát (3,5 tháng) và khoảng thời gian phân tích ngắn ngủi (1 tuần) đã đem lại một thử thách đáng kể cho Fuchs. Ông đã phải thuê một người trợ lý để điều hành phòng thí nghiệm và giám sát 16 người trợ giúp toàn thời gian trong mùa hè này.
Từ khóa liên quan:

cây mận

đậu mùa

Geneva

rệp vừng

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News