Trạm Vũ trụ Quốc tế vừa phóng một tàu vũ trụ đầy rác ra không gian

Các phi hành gia Nga ở Trạm Vũ trụ Quốc tế vừa phóng tàu Progress 72 chở đầy rác ra không gian. Lượng chất thải này sẽ bị tiêu hủy ở bầu khí quyển.

Các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vừa có một tuần bận rộn. Phòng thí nghiệm quỹ đạo phải thực hiện tháo dỡ khối hàng hóa mới được gửi đến bằng tàu vũ trụ Crew Dragon của Spacex. Các nhà nghiên cứu Nga cũng phóng đi một tàu vận chuyển, nhưng nó sẽ không hướng về Trái Đất.

Sáng ngày 30/7, khoang lắp ráp trên khu vực ISS của Nga đã phóng đi tàu Progress 72 với đầy rác bên trong, sau nhiều tháng treo ngoài vũ trụ.


Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). (Ảnh: BGR).

Như bất cứ hộ gia đình hoặc văn phòng nào, Trạm Vũ trụ Quốc tế tích lũy nhiều loại rác khác nhau. Để xử lý lượng chất thải này, các nhà khoa học sử dụng tàu chở hàng cũ và “xả” chúng ra vũ trụ.

Trạm Vũ trụ Quốc tế tương đương căn nhà có 5 phòng ngủ cùng nhiều kho hàng. Không có hệ thống nước thải, máy giặt hoặc máy sấy, các phi hành gia phải lưu trữ thực phẩm, quần áo và đồ dùng cho nhiều ngày. Từ đó, một lượng lớn rác hỗn hợp bao gồm giấy gói, hộp đựng thực phẩm, vải bẩn và thiết bị hỏng sẽ xuất hiện.


Thực phẩm, đồ dùng, thậm chí nước sinh hoạt của phi hành gia đều được đóng gói kỹ càng. (Ảnh: NASA).

Ở Trái Đất, rác được xử lý bằng cách chôn, tái chế hoặc đốt. Tương tự, các nhà khoa học ở ISS có thể sử dụng lò đốt rác “siêu to khổng lồ” là bầu khí quyển Trái Đất.

Khoang đỗ Pirs của Nga đã mở cửa lúc 6h44 sáng (giờ Mỹ) ngày 30/7 để hoàn tất việc phóng đi tàu Progress 72. Nó sẽ quay lại bầu khí quyển và bị đốt cháy hoàn toàn trước khi thực sự rơi xuống Thái Bình Dương.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News