Trận hồng thủy giúp hoàng đế Hạ Vũ của Trung Quốc lên ngôi

Trận đại hồng thủy dẫn tới sự ra đời của vương triều phong kiến thị tộc đầu tiên ở Trung Quốc là một trong những trận lụt lớn nhất trên thế giới trong vòng 10.000 năm qua.

Theo International Business Times, chứng cứ địa chất từ sông Hoàng Hà chỉ ra một trận động đất từng khiến nước sông chảy với tốc độ 500.000 mét khối một giây. Theo nhóm nghiên cứu, sự kiện này cho thấy cách thảm họa tự nhiên góp phần hình thành và thay đổi lịch sử loài người.

Trận hồng thủy giúp hoàng đế Hạ Vũ của Trung Quốc lên ngôi
Trận đại hồng thủy trên sông Hoàng Hà mở đường cho hoàng đế Hạ Vũ lên ngôi. (Ảnh: Wu Quinlong).

Đại hồng thủy ở Trung Quốc là chủ đề gây tranh cãi suốt nhiều năm. Theo truyền thuyết, hoàng đế Hạ Vũ nắm quyền cai trị đất nước và thành lập nhà Hạ thông qua trị thủy, khắc phục lũ lụt, nạo vét lòng sông và dẫn nước theo các kênh.

Câu chuyện được lưu truyền cách đây 1.000 năm trước khi xuất hiện trong các tài liệu lịch sử. Do không đủ chứng cứ địa chất học về trận lụt, một số học giả nghi ngờ quy mô trận lụt bị phóng đại theo thời gian. Họ cho rằng đây có thể cách tuyên truyền để hợp thức hóa việc Hạ Vũ lên ngôi.

Wu Qinglong ở Đại học Bắc Kinh cùng với một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế quyết định tái hiện sự kiện diễn ra trên sông Hoàng Hà. Bằng cách phân tích trầm tích ở lưu vực sông Hoàng Hà, họ tìm thấy bằng chứng của một vụ sạt lở tự nhiên diễn ra cách đây khoảng 4.100 nước. Sau đó, họ dựng lại những sự kiện xung quanh trận lụt nhằm xác định rõ thời điểm trận lụt diễn ra cũng như sức tàn phá của nó.

Trong kết quả công bố hôm nay trên tạp chí Science, nhóm nghiên cứu nhận định một trận động đất đã gây nên sạt lở đất, tạo ra một con đập chắn ngang sông Hoàng Hà. Nước sông tích tụ trong 6 - 9 tháng. Khi con đập vỡ, nó gây nên một trong những trận lụt lớn nhất ở thế Holocene (từ năm 9.700 trước Công nguyên đến nay).

Trận hồng thủy giúp hoàng đế Hạ Vũ của Trung Quốc lên ngôi
Bộ xương của những nạn nhân chết trong trận động đất được khai quật vào năm 2000. (Ảnh: Wu Quinlong).

"Trận lụt này tương đương với trận lụt mạnh nhất từng đo được trên sông Amazon, con sông lớn nhất thế giới. Đây cũng là một trong những trận lụt lớn nhất từng diễn ra trên Trái Đất trong suốt 10.000 năm qua, và mạnh gấp 500 lần mức dự kiến từ một cơn mưa lớn. Do đó, nó trở thành sự kiện có sức tàn phá dữ dội đối với bất kỳ cư dân nào ở hạ nguồn sông Hoàng Hà", Darryl Granger, nhà địa chất học ở Đại học Purdue, Mỹ, một thành viên nhóm nghiên cứu, nhận xét.

Để tìm hiểu thời điểm trận lụt diễn ra, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp xác định niên đại bằng đồng vị carbon trên bộ xương của những trẻ em chết trong trận động đất. Phân tích cho thấy chúng chết vào khoảng năm 1920 trước Công nguyên, muộn hơn vài thế kỷ so với quan điểm trước đó. Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện cung cấp mốc thời gian chính xác về khởi nguồn của nhà Hạ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News