Trận sóng thần cổ đại cách đây 9000 năm có thể cao tới 40m
Trận sóng thần cao 15-40m xảy ra cách đây hơn 9.000 năm có thể đã quét sạch dấu tích của những khu định cư ven biển trước đó.
Kết hợp phân tích khảo cổ với địa chất, các nhà nghiên cứu phát hiện bằng chứng về trận sóng thần lớn ập xuống bờ biển Địa Trung Hải của Israel, gần khu định cư cổ xưa Tel Dor, cách đây 9.290-9.910 năm. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí PLOS One hôm 23/12.
Các nhà khoa học khoan lấy lõi trầm tích ở bờ biển Địa Trung Hải, Israel. (Ảnh: T. E. Levy).
Tel Dor là khu định cư ven biển tồn tại từ giữa thời Đồ Đồng, bắt đầu khoảng năm 2000 trước Công nguyên, và trải qua cuộc thập tự chinh, khoảng năm 1100. Khu định cư nằm dọc theo bờ biển tây bắc Israel ngày nay.
Trong khi nghiên cứu địa lý của khu định cư cổ xưa và lập mô hình máy tính nơi này qua những cuộc khai quật dưới nước và lỗ khoan dưới lòng đất, nhóm chuyên gia bất ngờ phát hiện một lớp trầm tích biển. Họ cho rằng đây là dấu tích của một cơn sóng thần diễn ra vào đầu thế Holocene.
"Dự án của chúng tôi tập trung vào việc tái dựng khí hậu cổ đại và sự thay đổi của môi trường 12.000 năm qua ở bờ biển Israel. Chúng tôi chưa từng nghĩ rằng sẽ tìm thấy bằng chứng về một trận sóng thần cổ đại", Gilad Shtienberg, tác giả chính của nghiên cứu, chuyên gia tại Trung tâm Khảo cổ Biển Scripps thuộc Đại học California-San Diego, chia sẻ.
"Đầu thời Đồ Đá mới, khoảng 10.000 năm trước, bờ biển nằm cách vị trí ngày nay khoảng 4km. Khi phân tích lõi trầm tích và thấy một lớp vỏ sò ở nơi vốn là đất liền vào thời Đồ Đá mới, chúng tôi biết mình đã gặp may", Shtienberg nói.
Kết quả phân tích lớp trầm tích biển chỉ ra, trận sóng thần cổ đại cao 15-40m. Nó mạnh đến mức có thể tiến vào đất liền tới 2,5-4km, mạnh hơn những trận sóng thần sau đó rất nhiều. Các nhà khoa học cũng đã tìm thấy bằng chứng của một trận động đất bắt nguồn từ hệ thống đứt gãy Biển Chết diễn ra cùng giai đoạn với sóng thần Tel Dor.
Giới khoa học tìm được rất ít dấu vết của những ngôi làng có niên đại 10.000-12.000 năm tuổi ở bờ biển Địa Trung Hải thuộc Israel. Nghiên cứu mới cho thấy, nguyên nhân có thể là sóng thần đã quét sạch hầu hết tàn tích của những khu định cư trước đó.

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ
Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Những điều chưa biết về khủng long
Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Đi câu cá dưới sông, người nông dân vô tình vợt được "quốc bảo" rùa "kỳ bí" với 4 mũi tên cắm lưng
Lần đầu tiên một quốc bảo là con rùa bằng đồng với 4 mũi tên và 32 chữ khắc trên lưng có niên đại hơn 3000 năm lịch sử lại gây chú ý của giới khảo cổ.

Vì sao Trung Quốc chưa dám khai quật tiếp lăng mộ Tần Thủy Hoàng?
Theo Ancient Origins, 2.200 năm trước, hoàng đế Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên thống nhất Trung Hoa, sau thời Chiến quốc khói lửa.
